Nội dung

1. Bệnh ung thư vòm họng là gì?

2. Nguyên nhân, triệu chứng bệnh ung thư vòm họng

2.1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng

2.2. Triệu chứng bệnh ung thư vòm họng

3. Ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng?

4. Ung thư vòm họng có lây không?

5. Tại sao quan hệ tình dục bằng miệng (Oral sex) có nguy cơ gián tiếp gây ung thư vòm họng?

6. Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng

6.1. Luôn duy trì chế độ ăn uống thích hợp

6.2. Không sử dụng đồ ăn khi còn quá nóng

6.3. Không sử dụng đồ nướng thường xuyên

6.4. Không sử dụng các chất kích thích

6.5. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

6.6. Phát hiện và điều trị sớm bệnh tai mũi họng

6.7. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

6.8. Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh

1. Bệnh ung thư vòm họng là gì?

Ước tính năm 2020 sẽ có khoảng gần 10 nghìn nam giới mắc ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng (NPC) là căn bệnh ung thư xảy ra ở vòm họng. Các tế bào ung thư thường bắt đầu trong những tế bào vảy nằm ở bề mặt vòm họng. Sau đó chúng phát triển sâu trong vòm họng gây ra bệnh ung thư vòm họng.

Tại Việt Nam, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Với đà tăng như hiện tại, ước tính năm 2020 sẽ có khoảng gần 10 nghìn nam giới mắc ung thư vòm họng, gần gấp 2 lần so với 10 năm trước đó.

>>> Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu?

2. Nguyên nhân, triệu chứng bệnh ung thư vòm họng

2.1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng đang gia tăng theo từng ngày do yếu tố đời sống ngày càng phát triển

Sự phát triển đột biến gen của các tế bào trong vòm họng khiến cho các tế bào này phát triển mất kiểm soát. Chúng hoạt động mạnh và không ngừng và xâm lấn, lây lan sang các vùng xung quanh khiến các tế bào khỏe bị chết đi. Từ đó tạo thành các khối u trong vòm họng.

Hiện tại, chưa có công bố chính xác nào về các nguyên nhân gây ung thư vòm họng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố tác động khiến các tế bào ung thư hình thành và phát triển như:

- Do virus Epstein-Barr (EBV).

- Do yếu tố di truyền.

- Do yếu tố môi trường.

2.2. Triệu chứng bệnh ung thư vòm họng

Đau đầu, thường là nhức nửa đầu, âm ỉ cả ngày là những triệu chứng thường gặp của ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng, khó phát hiện. Khối u rất nhỏ, khoảng 2,5cm.

- Giai đoạn 2: Giai đoạn khu trú, kích thước khối u đã tăng đến 5 – 6 cm.

- Giai đoạn 3: Tế bào ung thư bắt đầu di căn.

- Giai đoạn 4: Ung thư di căn đến môi, miệng, phá hủy các hạch bạch huyết.

Dấu hiệu ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng. Bệnh nhân có thể bị đau đầu, ngạt mũi thoáng qua, đôi khi xuất hiện hạch nhỏ ở cổ nhưng không đau.

Sau 06 tháng kể từ khi có biểu hiện đầu tiên, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

- Nổi hạch cổ.

- Ngạt mũi, chảy máu mũi, ra nhầy mũi lẫn máu…

- Đau đầu, thường là nhức nửa đầu, âm ỉ cả ngày.

- Ù tai, mất nghe một bên tai do u làm tắc vòi Eustachio, thường xuyên nhiễm trùng tai.

- Khó nói hoặc khó thở.

- Giảm hoặc mất thị lực, sụp mi, nhìn đôi.

- Có máu trong nước bọt, khó nuốt.

3. Ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng?

Sử dụng chất kích thích có trong bia, rượu, thuốc lá, cà phê…gia tăng khả năng mắc bệnh ung thư vòm họng

- Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, tia phóng xạ, cao su, nhựa tổng hợp,…

- Chế độ ăn nhiều cá muối, thức ăn lên men, thịt hun khói,...

- Sử dụng chất kích thích có trong bia, rượu, thuốc lá, cà phê…

- Có tiền sử người thân trong gia đình bị ung thư vòm họng.

- Đối tượng từ 30 – 84 tuổi, trong đó 40 – 60 tuổi chiếm trên 50% mắc bệnh.

4. Ung thư vòm họng có lây không?

Ung thư vòm họng không phải là bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây nhiễm trực tiếp bệnh cho người khác

Một số người cho rằng bệnh ung thư vòm họng có thể lây truyền từ người bệnh nên có tâm lý lo ngại, e dè khi tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân. Thậm chí, nhiều người còn xa lánh, kỳ thị người bệnh vì sợ lây. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, ung thư vòm họng không phải là bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây nhiễm trực tiếp bệnh cho người khác. Bệnh chỉ có thể lây một cách gián tiếp thông qua vi rút HPV - virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Virus HPV có thể lây truyền thông qua việc quan hệ tình dục với người bị bệnh, quan hệ tình dục bằng miệng.

5. Tại sao quan hệ tình dục bằng miệng (Oral sex) có nguy cơ gián tiếp gây ung thư vòm họng?

quan hệ tình dục bằng miệng chính là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh ung thư vòm họng

Nhiều bệnh nhân ung thư vòm họng thường thắc mắc rằng bệnh có lây không khi Oral sex. Thực tế, có khoảng 100 loại virus Papilloma (Human Papilloma Virus - HPV). Trong đó có khoảng 40 loại virus HPV thường xuất hiện, trú ngụ và có thể gây bệnh ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ giới.

Virus HPV dạng nhẹ thường chỉ gây chứng mọc mụn cóc ở chân, tay... Tuy nhiên, các dạng HPV nguy hiểm có thể xâm nhập sâu vào bên trong bộ phận sinh dục gây ra các loại bệnh nguy hiểm như: ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật... cả ung thư vùng đầu và cổ mà đặc biệt nhiều nhất là bệnh ung thư vòm họng.

Các virus HPV xâm nhập vào vùng miệng và cổ họng thông qua hoạt động quan hệ tình dục bằng đường miệng. Ban đầu khi mới xâm nhập vào vùng đầu cổ, các virus HPV này thường không hoạt động và ở trạng thái "ngủ đông". Tuy nhiên sau vài năm, khi có yếu tố tác động phù hợp chúng sẽ "thức dậy" và hoạt động biến đổi bất thường, gây ra các tiền ung thư vòm họng trong tế bào. Đây được xem là tiền đề dẫn đến ung thư vòm họng sau này.

Vì vậy, có thể trả lời cho câu hỏi bệnh nhân ung thư vòm họng thực hiện oral sex có lấy không: Do lượng virus HPV ở vùng đầu cổ tăng lên nên quan hệ tình dục bằng miệng chính là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh ung thư vòm họng. Còn virus HPV là một trong các nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ung thư vòm họng.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), số bệnh nhân mắc ung thư vòm họng do nhiễm virus HPV chiếm khoảng 35% . Loại virus này lây truyền chính qua con đường quan hệ tình dục bằng miệng và đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh ung thư vòm họng.

Tuy nhiên với cơ chế đào thải tự nhiên, cơ thể con người vẫn có khả năng tự loại bỏ khoảng 90% virus HPV trong vòng 2 năm. Ngoại trừ trường hợp những người thường xuyên hút thuốc lá (do các chất độc trong khói thuốc lá làm tổn hại đến các tế bào miễn dịch, làm giảm khả năng tiêu diệt HPV của hệ miễn dịch), quá trình tự đào thải virus HPV hầu như không hoạt động hoặc hoạt động rất yếu. Minh chứng là không phải ai thường xuyên quan hệ tình dục bằng miệng cũng bị mắc ung thư vòm họng; và người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng cao hơn nhiều so với người bình thường.

6. Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng

6.1. Luôn duy trì chế độ ăn uống thích hợp

Duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ khoảng ít nhất 4 - 6 lần trong một tuần

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh và bổ sung các chất chống oxy hóa.

Duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ khoảng ít nhất 4 - 6 lần trong một tuần. Tạo thói quen thêm nghệ để chế biến món ăn vì nghệ có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư vòm họng phát tán.

Không ăn các thực phẩm muối chua.

6.2. Không sử dụng đồ ăn khi còn quá nóng

Không sử dụng các loại đồ uống cụ thể như cà phê, trà, cafe, hay đồ ăn như các loại canh, súp, lẩu... lúc còn đang nóng, bởi trong trạng thái còn nóng các loại đồ ăn, thức uống đó có thể khiến các tế bào ở cơ quan vòm họng bị tổn thương, tăng gấp đôi nguy cơ gây ra bệnh.

6.3. Không sử dụng đồ nướng thường xuyên

Tuy rất thơm ngon nhưng đồ nướng lại tiềm ẩn những nguy cơ gây ung thư vòm họng rất cao. Lý do là khi các thực phẩm được nướng lên sẽ sinh ra các chất có khả năng gây ra các bệnh ung thư, trong đó có bệnh ung thư vòm họng.

6.4. Không sử dụng các chất kích thích

Chất kích thích cũng có thể sẽ làm tăng nguy cơ ung thư họng. Bởi vì, khi các chất độc hại có trong bia, rượu, thuốc lá vào được cơ thể thì vòm họng chính là nơi đầu tiên phải hứng chịu các ảnh hướng xấu.

6.5. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

Mọi người nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập thể dục

Mọi người nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập thể dục, điều này sẽ giúp cho cơ thể thoải mái, giải tỏa stress, đặc biệt giúp các cơ vận động để đốt cháy lượng mỡ thừa, tăng khả năng miễn dịch với nhiều loại bệnh.

6.6. Phát hiện và điều trị sớm bệnh tai mũi họng

Các bệnh liên quan đến tai mũi họng có thể gây ảnh hưởng xấu đến khỏe và gây ra các bệnh khác trong đó có bệnh ung thư vòm họng. Do vậy, khi có dấu hiệu hay triệu chứng ở tai, mũi, họng bạn cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có cách điều trị sớm.

6.7. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Khám súc khỏe định kỳ để biết rõ về tình trạng sức khỏe của mình là điều rất cần thiết

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc cần thiết đối với mỗi cá nhân, bởi điều này có thể giúp phòng tránh, cũng như phát hiện các loại bệnh sớm để có thể điều trị kịp thời.

6.8. Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh

Ung thư vòm họng ngày càng trở nên phổ biến kéo theo lượng các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị cũng từ đó nhiều lên. Mỗi loại sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh lại chứa hoạt chất khác nhau, tuy nhiên thường là các hoạt chất curcumin (tinh chất nghệ), tinh chất trà xanh, tinh chất đậu tương, sụn vi cá mập, và phổ biến nhất là fucoidan từ tảo nâu Mozuku Nhật Bản…

Với hơn hơn 300 công trình nghiên cứu kéo dài hơn 20 năm Fucoidan được giới chuyên gia khẳng định là có khả năng chống lại tế bào ung thư bằng cơ chế hoạt động ức chế việc tạo mạch máu mới và buộc tế bào ung thư tự chết theo chương trình Apoptosis.

Okinawa Fucoidan Kanehide Bio là loại thực phẩm bổ sung được giới chuyên gia đánh giá là tốt nhất nhì hiện nay trên thị trường

Để lựa chọn một sản phẩm có chứa Fucoidan an toàn, chất lượng, hiệu quả thì không thể không nhắc đến Okinawa Fucoidan Kanehide Bio. Với nguyên liệu 100% từ tự nhiên, ngoài Fucoidan trong sản phẩm còn có các thành phần khác như trà thảo mộc, các loại thực phẩm xanh,… có chức năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, và chống oxy hóa.

Okinawa Fucoidan Kanehide Bio là thành phẩm được sản xuất bởi tập đoàn Kanehide Biotechnology Co., Ltd - Tập đoàn đầu tiên áp dụng công nghệ sinh học cao kết hợp với công nghệ lên men cùng nguồn nguyên liệu truyền thống tại đảo Okinawa để bào chế các thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe.

Okinawa Fucoidan Kanehide Bio là loại thực phẩm bổ sung được giới chuyên gia đánh giá là tốt nhất nhì hiện nay trên thị trường.

>>> Xem thêm: Fucoidan là gì? Fucoidan có tốt không? Bạn biết gì về thuốc trị ung thư Fucoidan?