Nội dung

I. Ung thư vòm họng là gì?

II. Cần thực hiện những xét nghiệm gì để biết ung thư vòm họng

2.1. Nội soi NBI

2.2. Sinh thiết

2.3. Chọc hút hạch làm FNA 

2.4. Chụp CT Scanner hay chụp MRI

2.5. Xét nghiệm sinh hoá máu

III. Những đối tượng nào nên thực hiện những xét nghiệm kiểm tra ung thư vòm họng

IV. Điều trị ung thư vòm họng

V. Cách hỗ trợ điều trị ung thư vòm họng tốt với mọi người bệnh

I. UNG THƯ VÒM HỌNG LÀ GÌ?

Ung thư vòm họng có tên tiếng Anh là Nasopharyngeal Carcinoma – NPC, đây là một trong các loại ung thư vùng đầu cổ có tỷ lệ mắc phải tương đối cao. Ung thư vòm họng xảy ra được xác định là tình trạng lớp niêm mạc vùng vòm họng (phần ống hẹp ở cửa mũi sau) có xuất hiện sang thương ác tính. Tại nước ta, bệnh thường bắt gặp ở người có độ tuổi từ 30 - 50 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa hơn. 

Bệnh xuất hiện nhưng thường không có triệu chứng hay biểu hiện đặc thù nên dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thương như cảm cúm. Chính vì vậy, hầu hết bệnh nhân phát hiện mắc ung thư vòm họng thường ở giai đoạn cuối.

Khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối, kích thước khối u đã phát triển lớn và di căn, lây lan đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, điều này gây khó khăn cho việc điều trị và tiên lượng xấu. Theo số liệu thống kê, chỉ có 40% người mắc bệnh ung thư vòm họng có thể duy trì sự sống thêm 5 năm khi có phương pháp điều trị hợp lý và tích cực. 

II. CẦN THỰC HIỆN NHỮNG XÉT NGHIỆM GÌ ĐỂ BIẾT UNG THƯ VÒM HỌNG

Để phát hiện được bệnh ung thư vòm họng, không thể chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác khi chỉ thông qua những biểu hiện hết sức đơn giản ban đầu mà phải làm các xét nghiệm chuyên biệt. Cụ thể, sau khi thăm khám lâm sàng và có nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu mắc ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm những xét nghiệm để tầm soát bệnh sau:

2.1. Nội soi NBI

NBI (Narrow Banding Imaging) là kỹ thuật có sử dụng bộ lọc R/G/B filter và loại ánh sáng đơn sắc, dựa trên nguyên lý là sử dụng bộ phân tích xử trí ánh sáng với hai bước sóng 415nm (415 ± 30nm) và 540nm (540 ± 30nm) và hệ thống kính lọc.

Kỹ thuật này mang đến hình ảnh có khả năng phân biệt rõ hơn về một số đặc điểm, đặc thù cụ thể giữa tổ chức bệnh lý và tổ chức bình thường, các mức độ khác nhau ở niêm mạc và tăng độ tương phản trên bề mặt biểu mô của mạng mao mạch dưới niêm mạc. Nhờ đó, hình ảnh đưa ra giúp quá trình sàng lọc, chẩn đoán chính xác hơn trong chẩn đoán bệnh lý ở người bệnh nghi ngờ ung thư nói chung.

Thực hiện nội soi NBI đối với bệnh nhân có nghi ngờ mắc ung thư vòm họng, kết quả trả về có thể phát hiện tình trạng tăng sinh mạch máu trong các trường hợp ung thư vòm họng giai đoạn sớm, khi mà khối u còn khu trú, chưa có hạch di căn. Từ đó, giúp kết quả điều trị đạt kết quả tốt hơn và tăng tỷ lệ khỏi bệnh.

2.2. Sinh thiết

Sinh thiết là một xét nghiệm y khoa thường được thực hiện bằng phẫu thuật để chẩn đoán hầu hết các căn bệnh ung thư hoặc các trường hợp bị nhiễm khuẩn không rõ nguyên nhân.

Sinh thiết được thực hiện bằng cách lấy một mẫu nhỏ của mô từ khu vực nghi ngờ mắc bệnh, sau đó được quan sát dưới kính hiển vi để tìm ra các tế bào bất thường về cấu trúc, chức năng của chúng, từ đó giúp phát hiện ra loại bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải.

Đối với ung thư vòm họng, sinh thiết thông qua thiết bị nội soi, đặc biệt dưới nội soi NBI sẽ cho kết quả chính xác hơn vì khối u được quan sát rõ nét hơn. Người thực hiện thủ thuật có khả năng lấy được mô tế bào ở vị trí tế bào ung thư đang phát triển mạnh.

2.3. Chọc hút hạch làm FNA

Chính là việc chọc hút tế bào khối u dưới hướng dẫn của siêu âm (FNA) là phương pháp có khả năng xác định bản chất khối u chính xác, trước khi bác sĩ có quyết định kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Phẫu thuật viên sẽ dùng kim nhỏ chọc qua da vào hạch cổ để hút lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm tế bào học. Mẫu xét nghiệm chọc hút dịch FNA sẽ được gửi đi làm sinh thiết chẩn đoán ung thư vòm họng.

2.4. Chụp CT Scanner hay chụp MRI

Chụp CT hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính, là kỹ thuật cho phép phóng một chùm tia X liên tục qua cơ thể. Hình ảnh thu được sẽ được máy vi tính xử lý, tái tạo để cho ra cấu trúc bên trong. Độ phân giải (còn gọi là độ sắc nét) hình ảnh tùy theo thế hệ máy chụp là 4 lát cắt, 16 lát cắt hay 64 lát cắt... Nếu máy chụp có số lát cắt càng cao thì cho hình ảnh càng rõ nét. Tùy theo độ cản tia X, các tổn thương ở những bộ phận bên trong cơ thể sẽ được diễn tả bằng giảm độ đậm hay tăng độ đậm.

Chụp MRI hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ, là kỹ thuật dựa vào đặc điểm của các nguyên tử Hydrogen trong cơ thể người khi bị tác động bởi từ trường bên ngoài sẽ biến đổi và phát ra tín hiệu. Các tín hiệu này được thu lại và xử lý để cho ra hình ảnh tương tự như cách xử lý của chụp CT. Tuy nhiên, máy chụp cộng hưởng từ dùng nhiều chuỗi xung để thu được nhiều hình ảnh khác nhau thể hiện các tổn thương, nhất là những tổn thương mô mềm.

Chụp CT và MRI là hai kỹ thuật hiện đại cho phép chẩn đoán nhiều bệnh lý, tổn thương phức tạp trong cơ thể.

Đối với bệnh ung thư vòm họng, chụp CT hay MRI kết quả hình ảnh trả về giúp đánh giá mức độ xâm lấn của khối u, hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất.

2.5. Xét nghiệm sinh hoá máu

Xét nghiệm sinh hóa máu là loại xét nghiệm nhằm đo nồng độ hay hoạt độ của một số chất trong máu, qua đó giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Xét nghiệm sinh hóa máu giúp xác định kháng thể hoặc kháng nguyên của virus EBV, thử các phản ứng huyết thanh IgA/EBNA, IgA/EA, IgA/VCA trong suốt quá trình điều trị để đánh giá tiên lượng bệnh.

>>> Xem thêm: Ung thư vòm họng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

III. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO NÊN THỰC HIỆN NHỮNG XÉT NGHIỆM KIỂM TRA UNG THƯ VÒM HỌNG

3.1. Những người thuộc nhóm nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao

- Người nhiễm virus Epstein-Barr: Virus Epstein-Barr thuộc nhóm virus Herpes, người ta đã phát hiện được gen (ADN) của Epstein-Barr trong tế bào ung thư tại vòm họng.

- Người mắc các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng mạn tính.

- Nghề nghiệp: Bệnh thường gặp ở những người làm nghề cao su, nhựa tổng hợp, những người tiếp xúc nhiều với khói, bụi, hơi Carbon, hóa chất, tia phóng xạ...

- Thói quen ăn uống: Người thường xuyên ăn các thức ăn bị lên men chua, ôi thiu như cá muối, thịt hun khói, đồ muối chua, các thực phẩm này chứa nhiều Nitrosamine - một chất gây ung thư...

- Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích.

- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình người bị ung thư thì các thành viên khác cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn.

3.2. Những người có xuất hiện các biểu hiện sớm của ung thư vòm họng

- Dấu hiệu thần kinh: Đau đầu xuất hiện sớm, ở nửa cùng bên với khối u. Đau có tính chất âm ỉ. Ở giai đoạn sớm, cơn đau có thể giảm dưới tác dụng của thuốc giảm đau. Ở giai đoạn muộn, có các cơn đau trở nên dữ dội, ít chịu tác dụng của thuốc giảm đau.

- Nổi hạch ở cổ: Hạch nổ ở góc hàm, kích thước lớn dần, thường xuất hiện cùng bên với khối u. Hạch cổ xuất hiện sớm, trước các dấu hiệu về tai, mũi. Ở giai đoạn sớm, hạch không gây đau. Đến giai đoạn muộn, hạch to ra gây lở loét và có cảm giác đau khi chạm vào.

- Ngạt mũi: Ngạt mũi ở một bên, tính chất nặng dần theo thời gian. Đến giai đoạn muộn, có thể thấy có máu trong chất nhầy hoặc chảy máu cam thường xuyên.

- Ù tai: Tai ù một bên liên tục, tính chất tăng dần. Lâu dần có thể dẫn đến nghe kém, viêm tai thanh dịch và chảy mủ tai.

IV. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÒM HỌNG

Để thực hiện điều trị ung thư vòm họng ở thời điểm hiện nay, sẽ sử dụng đơn độc hoặc kết hợp giữa các phương pháp sau:

- Phẫu thuật.

- Xạ trị.

- Hóa trị.

- Sử dụng thuốc đặc trị.

Tương tự như những bệnh ung thư khác, ung thư vòm họng được phát hiện ở giai đoạn sớm, điều trị sẽ cho kết quả khả quan tốt, đỡ tốn kém tiền bạc, thời gian và ít gây hại đến sức khỏe hơn.

>>> Xem thêm: Phương pháp nội soi có phát hiện ung thư vòm họng được không? Quy trình như thế nào?

V. CÁCH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÒM HỌNG TỐT VỚI MỌI NGƯỜI BỆNH

Trong quá trình điều trị ung thư, rất nhiều người bệnh chia sẻ với nhau về cách sử dụng kết hợp thêm Fucoidan sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn, đồng thời giảm nhẹ tác dụng phụ của quá trình trị liệu, rút ngắn thời gian điều trị và kéo dài sự sống.

Fucoidan thực tế là một hoạt chất được tìm thấy nhiều trong các loại tảo nâu, đặc biệt là tảo Mozuku sống ở vùng biển sâu Okinawa, Nhật Bản. Nó có khả năng đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị ung thư, đã được con người sử dụng hơn 100 năm qua.

Theo đó, khi đi vào cơ thể Fucoidan không những tác động tiêu diệt mà còn ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển, di căn:

- Fucoidan kích thích các tế bào ung thư được sinh ra tự chết theo chu trình chết tự nhiên như các tế bào bình thường (Apoptosis).

- Fucoidan có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới, cắt đứt nguồn dinh dưỡng nuôi các tế bào ung thư, ngăn chặn chúng phát triển và di căn đến các vị trí khác.

- Fucoidan tác dụng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, khôi mục chức năng bạch cầu từ đó ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh ung thư hiệu quả.

Đặc biệt, Fucoidan chỉ có tác động hủy diệt các tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh, kết hợp với hỗ trợ tăng cường nâng cao sức đề kháng cho cơ thể nên giúp hạn chế tác dụng phụ so với biện pháp hóa trị liệu, sử dụng người bệnh sẽ thấy cơ thể khỏe hơn, ăn uống dễ dàng hơn.

Fucoidan dễ hấp thu và có tác dụng hiệu quả nhất khi ở dạng tinh chất.

Okinawa Fucoidan là sản phẩm là sản phẩm Fucoidan được điều chế dưới dạng tinh chất có tác dụng tốt nhất hiện nay. Với 100% thành phần Fucoidan được điều chế từ tảo nâu Mozuku – Nhật Bản, có tác dụng vượt trội trong điều trị ung thư. Sau quá trình chiết xuất Fucoidan tiếp tục được chiết tách theo trọng lượng phân tử thông qua quá trình siêu lọc để đạt được độ tinh tiết cao, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu, giúp phát huy tác dụng của Fucoidan đạt kết quả cao nhất.

Đặc biệt, mỗi viên Okinawa Fucoidan có chứa đến 235mg Fucoidan, với hàm lượng cực kỳ cao này người bệnh chỉ cần sử dụng với một liều lượng nhỏ đã đạt được kết quả tốt hơn rất nhiều so với những sản phẩm Fucoidan thông thường khác.

Okinawa Fucoidan là sản phẩm của Kanehide Bio, sản xuất với quy trình tiên tiến bậc nhất hiện nay, quy trình được cấp bằng sáng chế của Viện Quốc gia Khoa học Công nghiệp và Công nghệ (AIST) của Tokyo – Nhật Bản. Có mặt tại thị trường Việt Nam, sản phẩm đã được Bộ Y tế kiểm định và cấp phép.

>>> Xem chi tiết thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY