1. Ung thư da là gì?
Ung thư da là tình trạng phát triển bất thường, hay gọi cách khác là đột biến của các tế bào da, thường khởi phát ở các vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khối u phát triển cả ở những vùng da không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. Do đó, việc tự kiểm tra hoặc tầm soát ung thư da là những cách hữu hiệu nhất để phát hiện sớm cũng như chữa trị căn bệnh.
2. Có những loại ung thư da nào?
Có ba loại ung thư da thường gặp nhất chính là:
- Ung thư tế bào đáy: Là chứng bệnh bắt nguồn từ tế bào đáy – một loại tế bào ở dưới da, có chức năng sản sinh ra các tế bào da mới sau khi các tế bào cũ chết đi.
- Ung thư tế bào vảy: Là chứng bệnh bắt nguồn từ các tế bào vảy, cấu tạo nên lớp trung bì và biểu bì của làn da. Tuy cũng là một loại ung thư ác tính, chứng bệnh này thường không đe dọa tới tính mạng.
- Ung thư hắc tố: Đây là chứng ung thư da có tính chất nghiêm trọng nhất, khởi phát từ các tế bào sản sinh ra melanin – tế bào quyết định màu da của chúng ta. Tế bào ung thư hắc tố cũng có thể phát triển bên trong mắt, và hiếm hơn là bên trong các cơ quan nội tạng khác của cơ thể như mũi và cổ họng.
3. Dấu hiệu của các chứng ung thư da
3.1. Dấu hiệu của ung thư tế bào đáy
Ung thư tế bào đáy thường để lại một số sự thay đổi trên làn da, điển hình như các vết thương hay vết lở loét mãi không khỏi. Những sự thương tổn này có thể sẽ sở hữu một trong những hình dạng dưới đây:
- Vết loét có màu trắng hoặc màu da, to bằng nửa đốt ngón tay. Hoặc đó cũng có thể là một vết sưng trông như mụn nước có màu trong mờ, nghĩa là người bệnh nhìn xuyên được qua lớp mủ bọc bên ngoài vết sưng đó nhưng không rõ hoàn toàn. Trên những dấu vết này, người bệnh có thể phát hiện các mạch máu li ti. Ở những đối tượng có làn da tối màu, vết lở loét cũng sẽ có phần tối màu hơn, trùng với màu da, nhưng nhìn chung vẫn có đặc tính không hoàn toàn trong suốt. Dấu hiệu này xuất hiện với tỉ lệ lớn nhất trên mặt và tai.
- Vết loét có màu nâu, đen, xanh hoặc đơn giản là tối màu; có viền nổi, mờ bao quanh
- Vết loét mọc thành từng mảng trên da và có viền bao quanh, có khả năng phát triển lớn dần về kích cỡ nếu không được phát hiện sớm. Dấu hiệu này xuất hiện với tỉ lệ lớn nhất trên lưng và ngực người bệnh.
- Vết loét màu trắng, nhợt nhạt và có hình dạng giống như một vết sẹo. Đây là dấu hiệu hiếm gặp nhất của ung thư tế bào đáy.
3.2. Dấu hiệu của ung thư tế bào vảy
Những dấu hiệu dưới đây của ung thư tế bào vảy có thể xuất hiện ở trên da đầu, mu bàn tay, tai hoặc môi. Ngoài ra, có một số vị trí khác ít phổ biến hơn như bên trong khoang miệng, lòng bàn chân hoặc bộ phận sinh dục. Các dấu hiệu sẽ có hình dáng như:
- Vết bướu có kích cỡ nhỏ, chắc, có màu đỏ
- Vết loét không sâu, xuất hiện vảy trên bề mặt
- Vết loét mới, phát triển trên nền một vết sẹo hoặc vết loét cũ
- Một mảng loét cứng xuất hiện trên môi, có đóng vảy và dễ lan rộng về mặt kích cỡ
- Vết loét đơn lẻ hoặc mọc thành mảng bên trong khoang miệng
- Vết phát ban màu đỏ, mọc thành mảng hoặc vết sưng giống như mụn cơm, xuất hiện trên vùng da hậu môn hoặc bộ phận sinh dục.
3.3. Dấu hiệu của ung thư hắc tố
Để phát hiện ra ung thư hắc tố, người bệnh phải đặc biệt để ý tới các nốt ruồi trên cơ thể. Thông thường, tế bào ung thư loại này sẽ thay đổi hình dáng các nốt ruồi có sẵn hoặc khiến những nốt ruồi mới có hình dáng bất thường xuất hiện trên da. Cụ thể, đó có thể là:
- Nốt ruồi lớn có màu nâu và nhiều đốm li ti tối màu xuất hiện xung quanh
- Nốt ruồi có màu sắc, kích cỡ khác với bình thường hoặc chảy máu
- Nốt ruồi tối màu xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay, ngón chân, bên trong khoang miệng, mũi, hậu môn hoặc bộ phận sinh dục
3.4. Dấu hiệu của một số dạng ung thư da khác
- Ung thư Kaposi: Đây là một loại ung thư hiếm gặp, dấu hiệu thường xuất hiện dưới dạng các đốm màu đỏ hoặc tím trên da. Bệnh chủ yếu xảy ra với những người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch, bệnh nhân HIV/AIDS hoặc những người phải sử dụng các loại thuốc ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.
- Ung thư biểu mô tuyến bã: Loại ung thư ác tính này cũng là một căn bệnh hiếm gặp, khởi phát từ các tuyến bã nhờn bên dưới da. Dấu hiệu của bệnh là các vết bướu cứng, không đau, thường xuất hiện dưới mi mắt.
4. Những nguyên nhân phổ biến gây ung thư da
4.1. Tiếp xúc với tia phóng xạ
Tia phóng xạ chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên ung thư da, bởi chúng ta vẫn đã và đang phải tiếp xúc với tia phóng xạ hàng ngày. Tia cực tím, hay còn gọi là tia UV chính là một trong những tia phóng xạ độc hại, xuất phát từ ánh nắng của mặt trời, ánh sáng phát ra từ điện thoại, máy tính và các thiết bị điển từ mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày. Trên thực tế, cả ba chứng ung thư thường gặp nhất, bao gồm ung thư tế bào vảy, ung thư tế bào mô và ung thư hắc tố đều có nguyên nhân chủ đạo là tia cực tím.
4.2. Tiếp xúc với hóa chất gây ung thư
Những người phải tiếp xúc lâu với các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, nhựa đường, nhựa than đá ở các khu công nghiệp có nguy cơ mắc ung thư da rất cao. Bởi những hóa chất này thường chứa Arsen, một hợp chất đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo về khả năng gây ung thư. Ngoài Arsen, Formaldehyd cũng là một “sát thủ” hàng loạt khi là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ung thư da. Hóa chất này tồn tại trong nhiều sản phẩm khử trùng, chất bảo quản thực phẩm và đặc biệt là chất bảo quản trong mỹ phẩm.
4.3. Các bệnh lý không được chữa trị triệt để
Một số bệnh lý gây tổn thương da mãn tính như viêm da vảy nến, lupus ban đỏ, sẹo, bỏng,...đều có khả năng tiến triển thành ung thư. Thêm vào đó, một số chứng bệnh khác như như bệnh Bowen (rối loạn tiền ung thư), suy giảm miễn dịch mãn tính, hoặc nhiễm trùng cũng có khả năng dẫn đến ung thư da nếu không được chữa trị triệt để.
4.4. Di truyền
Nếu gia đình có bố mẹ bị mắc ung thư da, thì con có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn so với những gia đình có bố mẹ không mắc chứng bệnh này. Ngoài ra, cũng có một số chứng bệnh di truyền khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư da như hội chứng Lynch, hội chứng xơ da nhiễm sắc, hội chứng Gardner,...
5. Những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư da nhất
5.1. Người có làn da trắng
Cho dù sở hữu tông màu da như thế nào, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Tuy nhiên, có một sự thật không thể chối cãi chính là những người có ít sắc tố melanin trên da hơn sẽ dễ dàng bị tia cực tím tấn công hơn. Thêm vào đó, nếu bạn dễ bị nổi tàn nhang hoặc đồi mồi sau mỗi lần tiếp xúc với ánh mặt trời, bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn.
5.2. Từng bị cháy nắng hoặc thường phải tiếp xúc với ánh mặt trời
Cháy nắng là hiện tượng khi các tế bào da bị tổn thương, dẫn đến tình trạng phồng rộp, sưng đỏ trên da. Nếu bạn đã từng hoặc thường xuyên bị cháy nắng, hoặc phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian dài mà không có biện pháp bảo vệ, thì bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư da tương đối cao. Bởi cháy nắng hoặc da rám nắng hơn chính là phản ứng của các tế bào da trước những thương tổn để bảo vệ cơ thể khỏi tia cực tím.
5.3. Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất gây ung thư da
Những công nhân ở các khu công nghiệp, phụ nữ sử dụng công nghệ làm đẹp hoặc các loại mỹ phẩm nguồn gốc không rõ ràng, là những người thường xuyên phơi nhiễm với các hóa chất gây ung thư da mà không hề hay biết.
5.4. Người bị suy giảm hệ miễn dịch
- Những người bệnh mắc HIV/AIDS, người phải sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch sau khi phẫu thuật cấy ghép cũng là một số đối tượng có khả năng mắc ung thư da.
- Những người mắc các căn bệnh di truyền như hội chứng Gardner, hội chứng Lynch, hội chứng Torres,...sẽ có nguy cơ bị ung thư da cao hơn những người khác.
6. Có thể tự kiểm tra ung thư da không?
Một điều may mắn đối với các bệnh nhân mắc phải chứng bệnh này, đó chính là ung thư da khá dễ để phát hiện. Các dấu hiệu của căn bệnh đều ít nhiều xuất hiện trên da và bất cứ ai cũng có thể kiểm tra được chỉ bằng cách soi gương. Bạn có thể thực hiện kiểm tra theo lần lượt từng vùng da như sau để không bỏ sót bất cứ một dấu hiệu bất thường nào:
- Bước 1: Kiểm tra toàn thân, phía trước và phía sau
- Bước 2: Kiểm tra da đầu, cổ và sau gáy
- Bước 3: Kiểm tra vùng da hai bên sườn
- Bước 4: Kiểm tra vùng da dưới cánh tay, lòng bàn tay, mu bàn tay, ngón tay, móng tay
- Bước 5: Kiểm tra mặt trước, mặt sau của cẳng chân, mu bàn chân, lòng bàn chân, ngón chân, móng chân
Ngoài kiểm tra bằng gương treo tường, bạn cũng nên sử dụng gương cầm tay để có thể theo dõi sát sao hơn từng vùng da cũng như phát hiện những dấu hiệu đáng ngờ trên da.
7. Phòng chống ung thư da bằng cách nào?
Hầu hết các loại ung thư da đều có thể phòng chống được, chỉ cần bạn thực hiện một số biện pháp đơn giản như:
7.1. Tránh tiếp xúc khi ánh nắng mặt trời đang hoạt động mạnh
Đối với thời tiết mùa hè ở Việt Nam, thời gian tia cực tím trong ánh mặt trời hoạt động mạnh nhất là từ 10h – 15h hàng ngày. Tia cực tím sẽ còn gay gắt hơn ở một số thành phố lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh do mật độ bê tông cao nhưng mật độ cây xanh lại thấp. Do đó, bạn nên hạn chế làm việc, đi lại dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian này.
7.2. Thường xuyên sử dụng kem chống nắng
Kem chống nắng không có khả năng lọc bỏ bức xạ cực tím gây hại cho da, đặc biệt là bức xạ có cường độ mạnh, có thể gây ra ung thư hắc tố. Thế nhưng, đây lại là sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ làn da nói chung. Tốt nhất, hãy lựa chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 và sử dụng hàng ngày, kể cả trong những ngày nhiều mây. Trong trường hợp đi bơi, tắm biển, hoặc đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, bạn nên thoa kem chống nắng 2-3 tiếng/lần lên tất cả những vùng da phải tiếp xúc với ánh mặt trời, như vành tai, gáy, sau cánh tay,...
7.3. Thường xuyên mặc áo chống nắng
Một cách mà hầu hết chị em phụ nữ hiện nay lựa chọn chính là mặc áo chống nắng. Kem chống nắng tuy hiệu quả, nhưng đôi khi lại không thể bảo vệ hết các vùng da khỏi tia cực tím. Vì thế, áo chống nắng sẽ là phương thức bảo vệ da toàn diện hơn trong các hoạt động của bạn hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên sử dụng kính râm mỗi khi tiếp xúc với ánh nắng, bởi tia cực tím cũng là tác nhân có thể gây hại cho mắt.
7.4. Tránh làm đẹp bằng phương pháp nhuộm da
Ánh sáng sử dụng trong các loại giường nhuộm da cũng phát ra tia UV và có thể tăng nguy cơ ung thư da.
7.5. Hãy thận trọng khi sử dụng các loại thuốc có thể khiến da nhạy cảm hơn
Một số loại thuốc phổ biến có thể khiến da bạn trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Ví dụ như thuốc có chứa retin-A, kháng sinh nhóm bactrim, thuốc kháng histamin loại diphenhydramine, thuốc chống viêm không steroid,...Nếu nhận thấy những dấu hiệu khiến làn da nhạy cảm hơn với ánh nắng, hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.
7.6. Thực hiện các bước kiểm tra ung thư da thường xuyên và tới bệnh viện khám khi phát hiện dấu hiệu bất thường
Làn da luôn cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu hoặc biến đổi bất thường từ những vết tàn nhang, đồi mồi hoặc nốt ruồi vốn đã có sẵn trên da. Nhờ vậy, bạn mới có thể bảo vệ được sức khỏe làn da một cách triệt để.
8. Những câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư da
- Bôi kem chống nắng có ngừa được ung thư da?
Theo kết quả của một nghiên cứu thuộc Trường đại học Công nghệ Queensland, Úc, công bố vào năm 2013, kem chống nắng có khả năng bảo vệ gen Hero – loại gen có khả năng chống lại hoạt động của các tế bào ung thư. Vì thế, việc bôi kem chống nắng là tương đối cần thiết nếu bạn muốn tránh ung thư da. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những sản phẩm uy tín, có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo để có thể bảo vệ làn da một cách tốt nhất.
- Ung thư da có lây không?
Khoa học hiện tại đã chứng minh được nguyên nhân sâu xa của tất cả các loại ung thư là do đột biến gen. Trên thực tế, 80% lý do gây ung thư là các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Do đó, các căn bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư da hoàn toàn không lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
- Ung thư da có chữa được không?
Cũng như nhiều loại ung thư khác, ung thư da là chứng bệnh có thể chữa khỏi được nếu phát hiện sớm. Những biện pháp kiểm tra bên ngoài đã đề cập trong bài viết này có thể hỗ trợ người bệnh kiểm soát được các triệu chứng sớm của ung thư da. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và tăng cường thêm sức khỏe trong giai đoạn chữa bệnh để có kết quả tốt nhất.
Để có được sức khỏe ổn định nhất trong khoảng thời gian điều trị, người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng để bồi bổ. Hiện nay, nhắc đến những sản phẩm hỗ trợ chống lại các căn bệnh ung thư, Okinawa Fucoidan và Nano Fucoidan vẫn là hai sản phẩm được ưa chuộng nhất. Đều được bào chế từ Tảo Nâu Mozuku tại vùng Okinawa Nhật Bản, hai sản phẩm Fucoidan này chính là yếu tố tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe và góp phần tăng cường hiệu quả trong điều trị một cách triệt để. Người bệnh nên cân nhắc sử dụng nếu muốn có thể trạng tốt trong quá trình chiến đấu với bệnh.