Nội dung

Ung thư đường ruột là gì?

Dấu hiệu ung thư ruột

Nguyên nhân dẫn đến ung thư ruột

Phương pháp điều trị ung thư ruột

 

UNG THƯ ĐƯỜNG RUỘT LÀ GÌ?

Ung thư ruột là việc gia tăng không kiểm soát của tế bào trong đường ruột. Nó thường được hình thành từ một polyp đường ruột. Nếu không được phát hiện kịp thời, polyp này có thể phát triển, tăng về kích thước, gây tổn thương lớp niêm mạc và lớp mô xung quanh, dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc chuyển sang giai đoạn ung thư.

Tùy vào vị trí mà người ta chia ung thư đường ruột thành ung thư ruột non và ung thư ruột già.

Ung thư ruột non

Ung thư ruột non

Ruột non nối giữa dạ dày và đại tràng, được chia làm 3 bộ phận chính bao gồm: Tá tràng: liên tiếp dạ dày; Hỗng tràng: phần ở giữa; Hồi tràng: phần cuối cùng, liên tiếp với đại tràng.

Ung thư ruột non xảy ra khi các tế bào ruột bị biến đổi và phát triển không có kiểm soát, tạo thành khối u. Có 5 loại ung thư ruột non chính:

- Ung thư biểu mô tuyến ruột non (adenocarcinoma): Là loại ung thư thường gặp nhất. Bệnh do các tế bào biểu mô tuyến của ruột non gây ra, thường gặp nhiều nhất ở tá tràng.

- Sarcoma: Khối u phát triển từ lớp mô cơ của ruột non, thường xảy ra ở hồi tràng.

- GIST ruột non: Loại u xuất phát từ tế bào đệm của trung mô ruột non.

- Khối u thần kinh nội tiết: Xuất phát từ các tế bào thần kinh điều khiển hoạt động của đoạn ruột này, thường xuất hiện ở phần cuối hồi tràng, manh tràng.

- Lymphoma: Do các khối u của hạch bạch huyết gây ra, thường xuất hiện trên mạc nối.

Ung thư ruột già

Ung thư ruột già hay còn gọi là ung thư đại trực tràng là loại ung thư xảy ra khi những tế bào bất thường phát triển ở niêm mạc đại tràng và trực tràng. Không chỉ phát triển, xâm lấn tại trực tràng, các tế bào ung thư này còn lan sang các bộ phận khác của cơ thể, hay còn gọi là di căn.

DẤU HIỆU UNG THƯ RUỘT

Những dấu hiệu ung thư ruột ở giai đoạn đầu thường khó nhận biết do chưa có triệu chứng rõ ràng. Phần tá tràng sẽ có các triệu chứng của bệnh viêm loét – xuất huyết dạ dày tá tràng. Phần hồi tràng sẽ có các triệu chứng của đại tràng lên. Các triệu chứng một khi đã rõ ràng thì hầu như bệnh đã vào giai đoạn muộn. Do đó, việc tham khảo và hiểu rõ được các triệu chứng của bệnh ung thư ruột là điều rất cần thiết.

Đau bụng, dấu hiệu của ung thư ruột

Đau bụng, dấu hiệu của ung thư ruột

Các triệu chứng của bệnh ung thư ruột bao gồm:

- Đau bụng, thượng vị hoặc quanh rốn.

- Buồn nôn, nôn.

- Sụt cân, mệt mỏi.

- Thiếu máu (thiếu máu toàn thể). Tiêu phân đen.

- Tiêu chảy với hội chứng lị và tiêu nhầy.

- Nếu khối u ở vùng tá tràng, có thể có các triệu chứng liên quan đến đường gan – mật – tụy như vàng mắt, vàng da, tiêu phân bạc màu…

- Khi khối u lớn lên sẽ có các triệu chứng của hội chứng chèn ép: Buồn nôn, nôn, tắc ruột, bí trung đại tiện…

Các triệu chứng này khá phổ biến đối với các bệnh thuộc đường tiêu hóa. Ung thư ruột giai đoạn đầu thường không gây đau đớn nên khiến bệnh nhân dễ chủ quan. Vì vậy, bất cứ ai có những dấu hiệu này nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN UNG THƯ RUỘT

Các nhà nghiên cứu tìm thấy một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột. Nhưng bằng cách nào các yếu tố này gây ra ung thư thì vẫn chưa được biết rõ.

Chúng ta biết rằng, ung thư được gây ra bởi những thay đổi trong gen, hay là đột biến. Đột biến này có thể là do di truyền từ bố hoặc mẹ hoặc cả hai. Cũng có thể đột biến này phát sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Những thói quen xấu trong ăn uống, hoạt động hằng ngày, tiếp xúc với các chất độc hại, …đều có thể gây đột biến gen.

Chính vì thế biết được những yếu tố nguy cơ nào gây ra bệnh ung thư đường ruột, mà có thể thay đổi được, sẽ giúp con người giảm nguy cơ mắc bệnh.

Các yêu tố nguy cơ mắc ung thư ruột gồm:

- Tỉ lệ cao đối với những người trên 50 tuổi.

- Ăn ít trái cây và rau xanh.

- Ăn ít chất xơ và nhiều chất béo.

- Béo phì thừa cân.

- Ăn nhiều loại thịt đỏ.

- Uống rượu bia, thuốc lá.

- Tiền sử gia đình có người bị ung thư đại trực tràng hoặc polyp đại trực tràng.

- Bệnh di truyền: Đa polyp tuyến gia đình.

- Bệnh viêm ruột, viêm loét đại tràng, bệnh CROHN.

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột

Những người có nguy cơ cao bị ung thư đường ruột:

- Nhóm người có yếu tố di truyền

Nếu gia đình bạn có thành viên có quan hệ huyết thống trực tiếp mắc bệnh ung thư đại trực tràng, thì những người trong gia đình sẽ có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao gấp 8 lần so với bình thường.

- Nhóm người có Polyp đại tràng

Polip là một trong những yếu tố chủ yếu thuộc nguyên nhân gây ra tiền ung thư đại trực tràng. Trong đó, các dạng polyp adenoma, villous có nhiều khả năng phát triển thành ung thư, nó có thể có nguy cơ 25%, vì vậy nếu bạn có polyp đường ruột cần phải chú ý chăm sóc sức khỏe cẩn thận, định kỳ kiểm tra.

- Nhóm người cao tuổi

Thông thường, các yếu tố gây bệnh phát triển kích thích niêm mạc của đại tràng sẽ tăng dần lên theo tuổi tác. Do đó, hầu hết các bệnh nhân ung thư đại trực tràng đều xuất hiện và phát triển bệnh phổ biến ở giai đoạn trên 50 tuổi.

- Bệnh nhân viêm loét đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguy cơ của nhóm người này thậm chí còn cao gấp 30 lần so với người lớn khỏe mạnh.

- Người hay uống rượu và hút thuốc

Thuốc lá và rượu là thủ phạm của nhiều loại bệnh, ung thư ruột cũng không ngoại lệ, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị ung thư hoặc bản thân có polyp đại tràng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường ruột.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ RUỘT

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn đầu tiên trong suốt quá trình điều trị ung thư ruột. Phẫu thuật cắt đoạn đại trực tràng mang khối u, phẫu thuật Miles đối với các trường hợp ung thư trực tràng thấp. Hiện nay, phẫu thuật nội soi ngày càng phát triển và có hiệu quả tương đương với việc mổ hở kinh điển song lại có hiệu quả vượt trội về mặt thẩm mỹ, giảm chi phí nằm viện và ít sử dụng thuốc giảm đau.

Phẫu thuật ung thư ruột

2. Hóa trị

Giúp cải thiện tiên lượng sống còn của bệnh nhân và làm giảm nguy cơ tái phát bệnh sau mổ.

3. Xạ trị

Có hiệu quả trong ung thư trực tràng: giúp điều trị bệnh, giảm giai đoạn bệnh, giảm kích thước khối u hoặc xạ trị chăm sóc giảm nhẹ.

4. Điều trị hỗ trợ

Khi người bệnh đã điều trị ung thư đường ruột bằng phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị thì đều mang lại hạn chế. Ví dụ như:

- Phương pháp hóa trị: sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể, gây mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe của người điều trị. Điều trị hóa trị còn có thể khiến bệnh nhân rụng tóc, táo bón hoặc tiêu chảy, cơ thể dễ bị nhiễm trùng do các tế bào máu, bạch cầu bị giảm.

- Phương pháp xạ trị: là dùng tia X có bước sóng ngắn để tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng lại không thể tiêu diệt hết tất cả các khối u, làm khối u vẫn có thể phát triển và di căn. Ngoài ra xạ trị tác động tại chỗ nên sẽ gây đau, đỏ da, tăng sắc tố da, sẹo da, viêm mô tế bào.

Như vậy, dù bạn có điều trị bằng phuơng pháp nào đi nữa thì vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. Và bạn cũng không thể lựa chọn phuơng pháp điều trị cho mình được vì còn tùy thuốc vào mức độ di căn, vị trí của ung thư, thể trạng của từng người bệnh hay các bệnh lý đi kèm.

Việc cần làm lúc này là tăng cường sức khỏe cơ thể, tăng cường khả năng chịu đựng của các tế bào (không phải tế bào ung thư), tăng cường hệ miễn dịch. Điều đó giúp hạn chế tối đa những tác dụng phụ do các phương pháp điều trị mang lại.

Tuy hiện nay chưa có loại thuốc chữa ung thư nào có khả năng loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư, nhưng lại có rất nhiều các loại thuốc, thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Và đầu tiên phải kể đến Nano Fucoidan – viên uống hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả nhất hiện nay.

Với cơ chế chống lại tế bào ung thư, Nano Fucoidan có tác dụng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư ruột ở mọi giai đoạn. Cụ thể:

- Giai đoạn phòng ngừa: Fucoidan giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch lên nhanh chóng. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào lạ sẽ được nâng lên đáng kể.

- Giai đoạn ung thư điều trị bằng phẫu thuật: Trong trường hợp bệnh nhân ung thư ruột được phát hiện sớm, chỉ cần chữa trị bằng phẫu thuật kết hợp kiên trì sử dụng Nano Fucoidan thì phần lớn người bệnh đều phục hồi hoàn toàn.

- Đối với những người ung thư ở giai đoạn nặng cần Xạ trị hoặc hóa trị: Việc sử dụng Fucoidan gần như là bắt buộc. Bởi vì:

Nano Fucoidan có tác dụng kích hoạt quá trình tự chết của tế bào ung thư, đồng thời bao vây lại tế bào ung thư khiến chúng không thể di căn qua khu vực khác. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị của các phương pháp khác.

Khi điều trị bằng phương pháp hóa, xạ trị cơ thể người bệnh bị suy kiệt nhanh chóng. Sử dụng Nano Fucoidan sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sau mỗi lần điều trị. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Fucoidan có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và bảo vệ tế bào thần kinh.

Vì những lý do trên, việc sử dụng Nano Fucoidan trong hỗ trợ điều trị ung thư đại trực tràng là vô cùng cần thiết. Sản phẩm không chỉ hỗ trợ điều trị hiệu quả mà còn làm giảm các triệu chứng, phục hồi sức khỏe nhanh chóng, từ đó nâng cao thể trạng, kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

>>> Xem thêm thông tin về sản phẩm Nano Fucoidan TẠI ĐÂY.