Nội dung

1. Định nghĩ ung thư túi mật

2. Triệu chứng ung thư túi mật

3. Nguyên nhân ung thư túi mật

4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải

5. Chuẩn đoán ung thư túi mật

6. Các giai đoạn của ung thư túi mật

7. Tiên lượng sống

8. Phương pháp điều trị ung thư túi mật

9. Phương pháp phòng bệnh ung thư túi mật

10. Các câu hỏi thường gặp

1. Định nghĩ ung thư túi mật

ung thư túi mật

Ung thư túi mật là ung thư xuất phát từ các tế bào ở túi mật. Túi mật là một cơ quan nhỏ có hình dáng khá giống quả lên, nẳm ở vị trí bên phải bụng, ngay dưới gan. Túi mật đảm nhiệm chức năng chứa dịch mật một chất dịch được gan tiết ra để tiêu hóa chất béo.

Ung thư túi mật là bệnh nguy hiểm nhưng hiếm gặp. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm cơ hội chữa trị thành công rất cao. Nhưng, nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, tiên lượng cũng như điều trị bênh trở nên rất khó khăn.

2. Triệu chứng ung thư túi mật

Các triệu chứng thường gặp khi mắc phải ung thư túi mật

- Sốt.

- Vàng da và lòng trắng của mắt.

- Chướng bụng: chướng là do dịch.

- Có cảm giác ăn không ngon, chán ăn.

- Có thể sờ thấy khối khối lạ bất thường ở vùng bụng phải.

- Ngứa ngáy một vào khu vực trên cơ thể không rõ nguyên nhân.

- Buồn nôn, nôn: nôn có thể nôn ra dịch mật màu vàng với vị đắng.

- Đau bụng: cơn đau thường bắt đầu từ vùng hạ sườn phải rồi lan ra khắp bụng.

- Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân: trọng lượng giảm có thể >10% trọng lượng cơ thể mà không rõ nguyên nhân.

Khi di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, tại đó có xuất hiện các triệu chứng sau

- Khối u di căn đến phổi: xuất hiện triệu chứng ho ra máu, khó thở, tràn dịch phổi…

- Khối u di căn đến gan: xuất hiện triệu chứng vàng da, đau hạ sườn phải…

- Khối u di căn đến xương: xuất hiện các triệu chứng đau xương, gây xương bệnh lý…

- Khối u di căn đến não: xuất hiện các triệu chứng đau đầu, rối loạn ý thức, động kinh, liệt…

3. Nguyên nhân ung thư túi mật

Nguyên nhân gây ra ung thư túi mật cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định chính xác là do đâu. Chỉ biết rằng, u túi mật xuất hiện khi các tế bào túi mật thay đổi cấu trúc AND. Sự đột biến bất thường này làm cho các tế bào phát triển ngoài tầm kiếm soát và chung không bị chết đi như những tế bào bình thường, lâu dần tích tụ thành một khối u. Theo thời gian, khối u phát triển không ngừng lan ra ngoài túi mật, lan rộng đến các khu vực khác trên cơ thể.

4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải

ung thư túi mật

- Các bệnh lý về túi mật: Mắc phải các bệnh lý khác ở túi mật như sỏi túi mật, u nang, nhiễm trung túi mật, polyp túi mật… làm tăng nguy cơ mắc ung thư túi mật

- Hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích: Chúng làm tăng nguy cơ ung thư túi mật.

- Giới tính: Ung thư túi mật phổ biến hơn ở phụ nữ.

- Tiền sử gia đình: Ung thư túi mật có nguy cơ mắc phải cao ở những người trong gia đình từng có thành viên bị ung thư túi mật.

- Tuổi: Nguy cơ mắc ung thư túi mật tăng theo tuổi.

5. Chuẩn đoán ung thư túi mật

Chuẩn đoán ung thư túi mật sẽ ứng dụng các kỹ thuật y tế sau:

- Chụp hình túi mật: Tạo ra hình ảnh của túi mật giúp bác sỹ phát hiện ra được các kết cấu bất thường đang hình thành ở khu vực chụp được. Các kỹ thuật tạo ra hình ảnh bao gồm: Siêu âm, chụp vi tính cắt lớp (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI).

- Xét nghiệm máu: Để thấy được sự thay đổi của các chỉ số chất trong máu, giúp bác sỹ xác định nguyên nhân gây ra các dấu hiệu bất thường có phải ung thư.

- Sinh thiết: Xét nghiệm mẫu mô được lấy từ túi mật để phát hiện xem có sự tồn tại của các tế bào ung thư hay không, điều này giúp đánh giá chắc chắn về sự có mặt của khối u ung thư ở túi mật.

6. Các giai đoạn của ung thư túi mật

Bệnh ung thư túi mật phát triển theo 4 giai đoạn, chúng bao gồm:

Giai đoạn 1

Giai đoạn khối ung thư mới xuất hiện, chúng được giới hạn trong các lớp bên trong của túi mật, chưa có dấu hiệu lan xa đến các hạch bạch huyết hay bộ phận gần đó.

Giai đoạn 2

Các tế bào ung thư đã phát triển lớn hơn, đã bắt đầu xâm nhập vào lớp ngoài của túi mật và có thể bước đầu tiến vào các cơ quan gần đó chẳng hạn như gan, dạ dày, ruột, huyết tụy cũng như các hạch bạch huyết gần đó.

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn này, khối u đã phát triển xâm lấn nhiều hơn một trong những cơ quan gần đó hoặc nó có thể xâm nhập vào tĩnh mạch của hay động mạch gan.

Giai đoạn 4

Các khối u với đủ kích thước khác nhau, chúng phát triển và lan ra các khu vực xa hơn của cơ thể (di căn).

7. Tiên lượng sống

- Giai đoạn đầu, khi tế bào ung thư mới xuất hiện trong niêm mạc túi mật, chưa lây lan rộng, tiên lượng sống trên 5 năm chiếm khoảng 85%.

- Trường hợp tế bào ung thư lan qua lớp thành niêm mạc túi mật tỉ lệ sống trên 5 năm còn khoảng 70%.

- Phát triển đến giai đoạn muộn, khối u lan ra đến gan, các hạch bach huyết hay nhiều cơ quan xa hơn, tiên lượng sống trên 5 năm còn lại rất ít, vỏn vẹn khoảng 5%.

8. Phương pháp điều trị ung thư túi mật

ung thư túi mật

Phẫu thuật

Phẫu thuật với mục đích loại bỏ trực tiếp khối u túi mật ra khỏi cơ thể. Phẫu thuật được chỉ thị với các ung thư túi mật giai đoạn đầu. Các kỹ thuật giải phẫu bao gồm:

- Cắt bỏ túi mật: Áp dụng khi ung thư túi mật mới xuất hiện, vẫn được giới hạn trong túi mật, chưa có sự lây lan rộng.

- Cắt túi mật và một phần gan: Áp dụng khi ung thư túi mật lan rộng ra ngoài túi mật và vào gan. Bác sỹ sẽ tiến hành cắt đi toàn bộ túi mật cộng với một phần của ống gan và đường mật bao quanh túi mật.

- Phẫu thuật giảm triệu chứng: Được thực hiện để làm giảm tắc ngắn đường mật.

Xạ trị

Là quá trình sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị thường không áp dụng đơn độc một mình, nó được sử dụng như sau:

- Chỉ định bổ trợ sau phẫu thuật giúp triệt tiêu các tế bào ung thư còn sót lại.

- Chỉ định tân bổ trợ trước phẫu thuật giúp giảm kích thước khối u, từ tình trạng không thể thực hiện phẫu thuật thành có thể phẫu thuật.

Hóa trị

Là quá trình sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị thường được chỉ định sử dụng sau phẫu thuật để ngăn chặn khối u phát triển.

9. Phương pháp phòng bệnh ung thư túi mật

Mặc dù ung thư túi mật là bệnh hiếm gặp, nhưng không có nghĩa là nó không có cơ hội xuất hiện, nên phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Vì bệnh chưa rõ chính xác nguyên nhân gây ra nên chưa có phương pháp phòng đặc hiệu. chỉ có thể phòng bằng cách loại bỏ các nguy cơ mắc phải: như thuốc lá, bia rượu, các chất kích thích. Cùng với đó là tự nâng cao sức khỏe, sức đề kháng bằng việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể thao và đi khám định kì.

10. Các câu hỏi thường gặp

Bệnh ung thư túi mật có nguy hiểm lắm không?

Ung thư túi mật là một dạng bệnh ung thư, đã là ung thư chắc chắn nguy hiểm. Mắc phải, người bệnh có nguy cơ tử vong cao, nhất đâu là với các trường hợp phát hiện muộn hoặc phát hiện mà không điều trị.

Điều trị ung thư lúi mật thường gây ra những tác dụng phụ gì? Làm thế nào để khắc phục?

Điều trị ung thư là một quá trình khủng khiếp, nó thường mang đến các tác dụng phu hết sức khó chịu và nguy hiểm như: Làm chết các tế bào xung quanh, nôn ói, rụng tóc, viêm niêm mạc miệng, tổn thương dây thần kinh ngoại biên, suy nhược cơ thể…

Để khắc phục tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư làm như sau: Giữ tam lý thoải mái, lạc quan; Cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể; Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng.

Chữa ung thư túi mật có khả năng tái phát không?

Không riêng gì ung thư túi mật, tất cả các loại ung thư trong quá trình điều trị đều có khả năng tái phát. Điều này xảy ra khi cơ thể quá suy nhược không đủ sức đề kháng để chống lại sự hồi sinh và tái phát triển của các tế bào ung thư còn sót lại sau mỗi quá trình điều trị.

Liệu có phương án nào vừa phòng tái phát vừa hỗ trợ điều trị ung thư túi mật?

ung thư túi mật

Có, đó là sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng điều trị và phòng ngừa ung thư. Biện pháp đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là nhóm thực phẩm chức năng có chứa fucoidan.

Fucoidan là một thành phần được chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản, có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, fucoidan có trong tảo nâu chứa rất nhiều khoáng chất, protein… hỗ trợ tăng đề kháng, hạn chế tối đa tác dụng phụ của quá trình điều trị.

Đặc biệt, thực phẩm chức năng Nano Fucoidan, với thành phần Fucoidan được tinh chiết dưới dạng nano hàm lượng cao giúp dễ dàng hấp thụ hơn gấp 3-5 lần co với fucoidan thông thường.

>>> Fucoidan là gì? Fucoidan có tốt không? Bạn biết gì về thuốc trị ung thư Fucoidan?