Nội dung

 1. Xạ trị ung thư dạ dày là gì?

 2. Mục đích xạ trị ung thư dạ dày

 3. Quá trình thực hiện xạ trị ung thư dạ dày

 4. Các đợt điều trị xạ trị ung thư dạ dày

 5. Chi phí xạ trị ung thư dạ dày

 6. Những ảnh hưởng sẽ gặp phải khi xạ trị ung thư dạ dày

 7. Cách thức chăm sóc sau xạ trị ung thư dạ dày

 8. Biện pháp hỗ trợ điều trị và giảm tác dụng phụ của xạ trị ung thư dạ dày

 9. Các câu hỏi thường gặp

 

1. XẠ TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY LÀ GÌ?

Xạ trị ung thư dạ dày là phương pháp chữa bệnh tại chỗ chỉ có tác dụng lên các tế bào ung thư trong vùng được điều trị. Bằng việc sử dụng các sóng hoặc hạt mang lượng cao như tia Gamma, tia X, các chum Protin, chum tia điện tử… để phá hỏng hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư.

2. MỤC ĐÍCH XẠ TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY

Việc sử dụng phương pháp trị xạ trị trong điều trị ung thư dạ dày mang đến mục đích:

- Dùng trước phẫu thuật giúp thu nhỏ khôi u, tạo điều kiện cho phẫu thuật tách bỏ khối u thành công hơn.

- Dùng sau phẫu thuật để dọn dẹp nốt các tế bào ung thư còn sót lại.

- Dùng đơn độc như một phương thức điều trị ung thư dạ dày chính.

- Kết hợp với hóa trị để điều trị ung thư dạ dày trong trường hợp bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật hoặc do tình trạng sức khỏe không đáp ứng được phẫu thuật.

- Dùng điều trị triệu chứng như giảm đau do khối u gây ra, kéo dài sự sống và tăng chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

3. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XẠ TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY

Quá trình thực hiện xạ trị điều trị ung thư dạ dày được tiến hành qua các bước như sau:

Bước 1: Thăm khám lần đầu

Không riêng gì điều trị xạ trị, bất kể một quá trình điều trị nào khác thăm khám luôn được thực hiện để có được những thông tin cùng sự chuẩn bị tốt nhất cho các bước điều trị tiếp theo. Đối với ung thư dạ dày, khi được chỉ định xạ trị, một bác sĩ chuyên về lĩnh vực này sẽ thăm khám cho người bệnh, xem kỹ tiền sử bệnh, phân tích các kết quả khám (chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm cận lâm sàng), từ đó sẽ giải thích cho bệnh nhân và người nhà về kế hoạch điều trị:

Các chất phóng xạ dùng, các loại máy điều trị.

Ngày dự kiến bắt đầu xạ trị.

Số buổi trị xạ và thời gian của mỗi buổi.

Số lần trị xạ trong một ngày.

Chuẩn bị gì trước khi điều trị và các tác dụng phụ có thể gặp phải.

Bước 2: Chụp CT mô phỏng

Qua quá trình thăm khám lần đầu, các bác sỹ đã chia sẻ rất chi tiết về hành trình xạ trị chữa bệnh, bệnh nhân được đưa đi chụp CT mô phỏng. Đây là cách mô phỏng tư thế của bệnh nhân trước khi chính thức xạ trị, mục đích là cung cấp hình ảnh 3 chiều vùng cơ thể sẽ trị xạ, từ đó tư thế này sẽ được đặt lại chính xác trong các buổi tiếp theo.

Thực hiện chụp CT, trước tiên cần cố định tư thế người bệnh. Các kỹ thuật viên sẽ tiến hành đo đạc, chup X-quang cũng như sử dụng các phụ kiện mặt nạ, gối, bàn kê bụng… để giúp đặt được tư thế cần. Bên cạnh đó, có thể cần xăm những nốt nhỏ trên da người bệnh để tham chiếu mỗi lần đặt tư thế trị liệu cho chuẩn xác.

Bước 3: Tiến hành xạ trị

Sau khi có được kết quả chụp CT, các bác sỹ kết hợp với những kỹ thuật viên lập kế hoạch xạ trị chi tiết cho bệnh nhân. Buổi điều trị xạ trị ung thư dạ dày sẽ được tiến hành sau buổi chụp CT.

Công tác chuẩn bị: Tại buổi tiến hành xạ trị, tư thế bệnh nhận đặt lại chính xác như buổi chụp CT. Chú ý không xóa bỏ những vạch kẻ do kỹ thuật viên đã vẽ, cần cởi trang sức, phụ kiện kim loại, đồng hỗ và mặc áo choàng của bệnh viện.

Trị liệu: Người bệnh ung thư dạ dày sẽ nhận được liều xạ trị mạnh nhất đến khối u nhưng những mô lành được bảo vệ nhiều nhất có thể, từ đó giúp hạn chế những tác dụng phụ có thể gặp phải sau điều trị. Tia xạ xuất phát từ máy nằm ngoài cơ thể và tập trung vào khu vực bị ảnh hưởng bởi ung thư. Nó gần giống như khi thực hiện chụp X quang nhưng thời gian lâu hơn. Máy điều trị khá lớn và gây tiếng ồn khi vận hành, nhưng không gây đau cho bệnh nhân. Bệnh nhân phải nằm yên trong suốt thời gian trị liệu ngắn. Trong suốt quá trình xạ trị, bệnh nhân và bác sĩ sẽ trò truyện thông qua hệ thống liên lạc 2 chiều.

Kết thúc trị liệu: Buổi xạ trị đầu tiên có thể kéo dài từ 2-3 giờ. Sau khi thực hiện xung, người bệnh sẽ được rời khỏi các thiết bị xạ trị, ra khỏi phòng điều trị và di chuyển đến khi vực chăm sóc hậu xạ trị.

4. CÁC ĐỢT ĐIỀU TRỊ XẠ TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY

Tùy vào tình trạng bệnh tình của mỗi người, các đợt điều trị có thể nhiều hoặc ít khác nhau. Tương tự, thời gian chiếu tia và lượng tia được sử dụng cũng sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh.

Thông thường, mỗi đợt trị liệu bằng phương pháp xạ trị sẽ được tiến hành 5 ngày/ tuần và kéo dài trong 5 đến 6 tuần.

5. CHI PHÍ XẠ TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY

Xạ trị vốn ít khi sử dụng đơn độc mà thường được kết hợp chung với phẫu thuật và hóa trị. Bên cạnh đó, tùy vào việc thực hiện xạ trị bệnh ở giai đoạn nào các bác sĩ lên phác đồ điều trị với những hệ thống máy móc, thiết bị, hóa chất… sẽ có chi phí khác nhau.

Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo và tính toán tương đối chi phí xạ trị dựa trên một số thống số mà Thông tư 39/2018/TT – BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế đưa ra như sau:

- Mô phỏng và lập kế hoạch cho xạ trị áp sát: 381.000 đồng.

- Đổ khuôn chì trong xạ trị: 1.068.000 đồng, làm mặt nạ cố định đầu (nếu cần): 1.071.000 đồng.

- Xạ phẫu bằng Cyber Knife: 20.658.000 đồng, bằng Gamma Knife 28.752.000 đồng.

- Xạ trị bằng X Knife: 28.658.000 đồng.

- Xạ trị bằng máy gia tốc có điều biến liều: 1.581.000 đồng/ngày, bằng máy gia tốc tuyến tính 504.000 đồng/ngày.

- Xạ trị áp sát liều cao tại dạ dày: 3.274.000 đồng/lần (Chưa bao gồm bộ dụng cụ), xạ trị áp sát liều thấp: 1.381.000 đồng/lần.

- Điều trị tia xạ Cobalt/Rx: 104.000 đồng/lần, không thu quá 30 lần/đợt.

Từ những gợi ý trên, có thể thấy chi phí trung bình cho mỗi lần xạ trị dao đông khoảng 5-7 triệu hoặc có thể cao hơn tùy trường hợp. Số đợt điều trị của mỗi người bệnh là khác nhau, tính tổng có thể lên đến con số trăm triệu nếu điều trị kéo dài. Ngoài chi phí trên, người bệnh còn phải trả thêm phí giường bệnh, thuốc điều trị, phí sinh hoạt, đi lại và người chăm sóc đi kèm…

6. NHỮNG ẢNH HƯỞNG SẼ GẶP PHẢI KHI XẠ TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY

Như đã viết, việc xạ trị ung thư luôn có những tác dụng phụ đi kèm sau đó. Đối với quá trị xạ trị ung thư dạ dày, người bệnh sẽ gặp phải những vấn đề sau:

- Tổn thương da nhẹ.

- Có cảm giác buồn nôn.

- Có hiện tượng tiêu chảy hoặc phân lỏng.

- Có hiện tượng đau cổ, khô miệng và vị giác bị thay đổi.

- Cơ thể mệt mỏi.

- Chán ăn.

Thông thường những tác dụng phụ này sẽ dần mất đi sau vài tuần điều trị. Những trường hợp thực hiện điều trị xạ trị kết hợp hóa trị tác dụng phụ nhận được sẽ tồi tệ hơn. Trong trường hợp này, nhiều bệnh nhân sẽ gặp phải vấn đề về ăn uống, một số phải truyền dịch vào tĩnh mạch hoặc đặt ống truyền dinh dưỡng để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể trong thời gian trị liệu. Để giảm thiểu tác dụng phụ do quá trình xạ trị ung thư gây ra, các bác sĩ cho biết, ngoài việc tuân thủ theo mọi chỉ định điều trị, cần kết hợp chăm sóc tốt về sinh dưỡng, vệ sinh, tâm lý và tập luyện.

7. CÁCH THỨC CHĂM SÓC SAU XẠ TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY

Vệ sinh

Sau xạ trị ung thư dạ dày, tại vùng chiếu tia xạ trị sẽ gây ra những tổn thương da, cần được chăm sóc sạch sẽ, hạn chế tối đa những kích thích về hóa chất và vật lý, tránh cọ sát và đặc biệt không được bôi bất kể loại thuốc gì khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh tránh mặc những đồ bó sát và có thể tiếp xúc với không khí nhưng tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời tại vùng trị liệu.

Tập luyện

Tích cực tập luyện sau điều trị, tuy các đợt trị liệu gây mệt mỏi những các bác sỹ khuyên nên cố gắng vận động nhiều nhất có thể để cơ thể, các vận động chỉ là đi lại nhẹ nhàng, để tinh thần trở nên thoải mái hơn và tốt cho sức khỏe.

Tâm lý

Đối với bệnh nhân điều trị ung thư, tâm lý là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh. Nghe có vẻ vô lý, nhưng trên thực tế cho thấy, những bệnh nhân có tâm lý tối, vui vẻ, thoái mái, lạc quan luôn có kết quả chữa ung thư khả quan hơn là những người bệnh thường xuyên giữ trạng thái bi quan, mất hi vọng.

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với người bệnh ung thư dạ dày, bởi nó không chỉ cung cấp dưỡng chất duy trì sự sống mà tác động trực tiếp đến quá trình lành thương, tiến độ chữa trị bệnh. Sau xạ trị ung thư dạ dày, bao giờ người bệnh cũng khó ăn hơn trong việc ăn uống, họ có thể ăn cho qua bữa và cảm giác lúc nào cũng không ngon miệng. Cộng thêm cơ thể lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi đầy bụng và khó tiêu. Có lúc người bệnh còn buồn nôn và đau đớn khi khối u tác động vào bề mặt.

Chăm sóc vấn đề dinh dưỡng trong giai doạn này cần cắt những thực phẩm có những đặc tính sau:

- Các loại đồ chua, cay như cóc, xoài, bưởi chua, dấm ớt...

- Thực phẩm làm hư bề mặt dạ dày như rượu bia, café, chè...

- Tránh uống sữa lúc đói vì các men sữa rất có hại cho dạ dày

- Tránh những thực phẩm quá khô cứng mặc dù bánh mì rất tốt cho sức khỏe nhưng nên ăn những loại bánh mì mềm, không ăn bánh mì nướng.

Theo đó, hãy ưu tiên chọn những loại thức ăn như sau:

- Thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, sạch, không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… gây hại dạ dày.

- Quy trình chế biến các món ăn sạch sẽ.

- Đặc biệt ưu tiên lựa chọn các món ăn mềm, nguyễn, dễ ăn, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như súp rau củ, hoa quả…

- Cho người bệnh ăn nên chưa thành nhiều bữa trong ngày.

8. BIỆN PHÁP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VÀ GIẢM TÁC DỤNG PHỤ CỦA XẠ TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY

Trong và sau quá trình điều trị, để hỗ trợ quá trình chữa bệnh đồng thời làm giảm tác dụng phụ của xạ trị rất nhiều người bệnh đã tìm đến các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa thành phần Fucoidan.

Nếu đã từng tìm hiểu về Fucoidan sẽ biết, đây là một hoạt chất có ý nghĩa đặc biệt đối với người bệnh ung thư. Theo đó, Fucoidan có khả năng:

- Kích hoạt lại chu trình tự chết của tế bào ung thư khiến chúng sinh ra và chết đi giống như tế bào bình thường. Vì vậy, khối ung thư không thể phát triển lớn hơn.

- Bao vây, khi Fucoidan được nạp vào cơ thể, chúng tạo thành một màng bao bọc lấy tế bào ung thư ngăn chặn sự hình thành mạch máu mới xung quanh tế bào này. Đồng nghĩa với đó, Fucoidan đã cắt nguồn dinh dưỡng nuôi khối u, khi đó các tế bào ung thư sẽ bị không thể phát triển do không được cung cấp năng lượng. Vì thế, chúng không thể di căn tới các vị trí khác.

- Tăng cường miễn dịch, ngăn chặn hiện tượng suy kiệt do các biện pháp can thiệp Ung Thư: Fucoidan có chứa rất nhiều khoáng chất, protein, cacbonhydrate… giúp cho cơ thể chúng ta được tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, phục hồi chức năng bạch cầu, hỗ trợ quá trình đại thực bào.  

Lựa chọn sản phẩm chứa Fucoidan sử dụng, Nano Fucoidan Extract Granule là cái tên HOT nhất thị trường hiện nay. Đây là một sản phẩm đến thừ thương hiệu Kanehide Bio nổi tiếng số 1 hiện nay về các sản phẩm chứa Fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư. 

Nano Fucoidan Extract Granule đặc biệt hơn hẳn so với các sản phẩm khác bởi thành phần chủ yếu là Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Muzoku ở vùng biển sâu Nhật Bản, loại tảo chứa hàm lượng fucoidan cao nhất hiện nay.

Chưa dừng lại ở đó, Nano Fucoidan Extract Granule được bào chế dưới dạng siêu vi, giúp hấp thu dễ dàng hơn. Theo chia sẻ từ nhà sản xuất, quá trình tạo ra Nano Fucoidan có thêm một công đoạn đặc biệt là cho Fucoidan vào trong 1 lập thể nano để làm cho Fucoidan hoạt động hiệu quả hơn, tác dụng nhanh hơn. Một phần uống Nano Fucoidan tương đương với 12 viên Fucoidan thông thường về mặt hiệu quả. và đồng thời lượng Fucoidan cơ thể hấp thụ được sẽ gấp 3 – 5 lần so với các loại Fucoidan khác.

Ngoài cơ chế tác động tiêu diệt các tế bào ung thư vốn có của Fucoidan, Nano Fucoidan còn có khả năng phát hiện và tác dụng lên các tế bào ung thư khiến chúng tự chết hoặc thu nhỏ lại, không có khả năng phát triển lớn hơn. Đây được gọi là tác dụng trúng đích, mang lại hiệu quả nhanh trong quá trình điều trị.

Sử dụng, sản phẩm còn chứa các thành phần khác giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị các bệnh lí tim mạch như xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, giúp tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể… giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

9. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Xạ trị ung thư dạ dày có hiệu quả không?

Hiệu quả của điều trị ung thư dạ dày bằng xạ trị được đánh giá so sánh với mục tiêu điều trị ban đầu là điều trị triệt căn (khi kết hợp với phẫu thuật hoặc phối hợp nhiều phương pháp) hay điều trị triệu chứng. Và việc so sánh đánh giá còn dựa trên giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe và đáp ứng của bệnh nhân.

Đối với trường hợp xạ trị kết hợp phẫu thuật để điều trị triệt căn ở giai đoạn sớm có thể đạt tới ung thư dạ dày chữa khỏi. Tuy nhiên người bệnh trường hợp này vẫn có nguy cơ tái phát do cơ thể người bệnh đã có các tế bào dễ đột biến, tiếp tục tăng sinh nhanh tạo khối u, hệ miễn dịch bị suy giảm. Hoặc quá trình điều trị chưa thực sự triệt để, tế bào ung thư đã di căn trước khi phẫu thuật và chưa được phát hiện kịp thời. Hoặc cũng có thể do người bệnh vẫn tiếp xúc các yếu tố nguy cơ cao gây ung thư dạ dày như: phóng xạ, hóa chất, môi trường ô nhiễm,…

Đối với các trường hợp điều trị xạ trị không hoặc kết hợp với phẫu thuật, hóa trị nhưng bệnh đã ở giai đoạn nặng, hiệu quả chữa bệnh chỉ mang tính điều trị triệu chứng, làm chậm quá trình phát bệnh, giảm bớt sự khó chịu do bệnh gây ra và kéo dài sự sống cho người bệnh.

Xạ trị ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Trên thực tế, không có con số khẳng định việc xạ trị điều trị ung thư dạ dày cụ thể sống được bao lâu. Chỉ có những số liệu khách quan ghi chép lại như sau:

- Đối với bệnh nhân giai đoạn tiền ung thư: đây còn gọi là giai đoạn 0, khả năng điều trị thành công bằng phẫu thuật triệt căn hoặc phẫu thuật kết hợp hóa - xạ trị và đạt tới ung thư chữa khỏi rất cao.

- Đối với bệnh nhân giai đoạn 1: khoảng  8/10 người sống được ít nhất 5 năm sau khi điều trị tích cực.

- Đối với bệnh nhân giai đoạn 2: hơn 5/10 người sống ít nhất 5 năm sau khi điều trị tích cực.

- Đối với bệnh nhân giai đoạn 3: giai đoạn 3A là 38%, giai đoạn 3B là 15% sống sau 5 năm.

- Đối với bệnh nhân giai đoạn 4: còn gọi là giai đoạn muộn với 5.3% sống sau 5 năm, phần lớn người bệnh giai đoạn này chỉ sống được từ 1 – 2 năm.

Tuy nhiên, theo sự phát triển của y học hiện đại cộng thêm việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân ngày một tốt hơn, tỉ lệ bệnh nhân điều trị xạ trị ung thư kết hợp với các biện pháp khác theo chỉ định của bác sĩ có thể sống được sau 5 năm đã tăng lên đáng kể. Vì thế, người bệnh khi nhận được kết quả mắc ung thư dạ dày hãy bình tĩnh chuẩn bị các kiến thức về bệnh và thực hiện các biện pháp điều trị tốt nhất theo chỉ định từ bác sĩ để tăng phần trăm điều trị thành công lên.