NỘI DUNG

I. Xạ trị ung thư phổi là gì?

II. Phương pháp điều trị ung thư phổi

1. Xạ trị chùm tia ngoài

2. Xạ trị nội bộ (Brachytherou)

III. Xạ trị ung thư phổi và tất cả những điều cần biết

1. Quy trình xạ trị ung thư phổi

2. Vai trò của phương pháp xạ trị ung thư phổi

3. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư phổi

4. Xạ trị tác động thế nào lên tế bào ung thư

5. Ưu điểm, nhược điểm của xạ trị ung thư phổi

6. Xạ trị ung thư phổi sống được bao lâu?

7. Chi phí điều trị xạ trị ung thư là bao nhiêu?

IV. Các biện pháp tăng thời gian sống cho người ung thư phổi

I. Xạ trị ung thư phổi là gì?

Khói thuốc là một trong những nguyên nhân chính, chiếm 90% nguyên nhân gây ung thư phổi. Triệu chứng để nhận biết ung thư phổi sớm còn khá mơ hồ, giống với nhiều căn bệnh thông thường nên bị người bệnh nhầm tưởng và dễ chủ quan như đau tức ngực, ho khan kéo dài, ho ra máu, khó thở,... Theo thống kê mới nhất của GLOBOCAN – chuyên trang của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC, cho biết rằng toàn thế giới có khoảng 2.093.876 người mắc và khoảng 1.761.007 người tử vong vì bệnh ung thư phổi năm 2018, mới đây con số này đang tăng lên và đáng báo động.

Nguyên nhân gây ung thư phổi

Xạ trị ung thư phổi là phương pháp điều trị ung thư phổi tiên tiến bằng việc chiếu các chùm tia bức xạ năng lượng cao (tia X, tia gamma, proton,...) nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, phá hủy khối u, ức chế khiến khối u phát triển chậm hơn. Xạ trị ung thư phổi thường được chỉ định cho bệnh nhân ở giai đoạn đầu khi khối u chưa xâm lấn và di căn vào các cơ quan khác, một số được chỉ định điều trị giai đoạn cuối của bệnh.

II. Phương pháp điều trị ung thư phổi

Hiện nay, xạ trị ung thư phổi được tiến hành ở trường hợp bệnh nhân có khối u kích thước nhỏ và chưa di căn, để tăng tỉ lệ điều trị khỏi bệnh. Trong đó, có 2 phương pháp được biết đến nhiều nhất

1. Xạ trị chùm tia ngoài

Đây được xem là liệu pháp xạ trị thường được sử dụng nhiều nhất trong điều trị ung thư phổi, tập trung các bức xạ từ bên ngoài cơ thể. Có thể hiểu đơn giản, phương pháp xạ trị này giống như chụp X-quang, nhưng liều bức xạ mạnh hơn, không gây đau đớn và thời gian điều trị chỉ kéo dài một vài phút.

Thực tế, các phương pháp điều trị này được thực hiện kéo dài trong 5 đến 7 tuần và mỗi tuần thực hiện 5 ngày, nhưng điều này có thể thay đổi dựa trên một vài yếu tố như điều kiện khách quan, thể trạng người bệnh, bác sĩ trị xạ.

Các liệu pháp bao gồm:

1.1. Liệu pháp xạ trị cơ thể lập thể (SBRT) 

Liệu pháp này được sử dụng để điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu khi mà phẫu thuật không phải lựa chọn tối ưu. Liệu pháp này có thể xem xét các khối u đã được ức chế đến đâu, có lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể như não, tuyến thượng thận hay không.

SBRT sẽ sử dụng các chùm bức xạ liều cao, mỗi chùm tia sẽ xác định vị trí khối u từ nhiều góc độ khác nhau vô cùng chính xác thay vì phải mất nhiều thời gian cho một lượng nhỏ phóng xạ kéo dài trong vài tuần điều trị thông thường. Liệu pháp này giúp bệnh nhân được đặt trong một khung cơ thể được thiết kế đặc biệt nên làm giảm sự di chuyển của các khối u trong quá trình thở.

1.2. Liệu pháp xạ trị ba chiều (3D-CRT)

Liệu pháp này sẽ Sử dụng các máy tính chuyên biệt để lập bản đồ xác định vị trí chính xác của khối u. Để từ đó, các chùm tia bức xạ định hình và nhắm chuẩn vào các khối u từ nhiều hướng, tiêu diệt các tế bào ung thư mà ít gây ảnh hưởng, làm hỏng các tế bào bình thường.

1.3. Liệu pháp xạ trị điều biến cường độ (IMRT)

Xạ trị ung thư phổi

Liệu pháp này được thường xuyên sử dụng đối với các khối u nằm ở vị trí khó, gần các cấu trúc quan trọng như tủy sống. Đây là một hình thức trị liệu 3D, nhắm vào khối u từ nhiều góc độ, có thể điều chỉnh sức mạnh để hạn chế làm hai đến các mô bình thường ở gần đó.

Sử dụng liệu pháp này cho phép thời gian điều trị chỉ diễn ra trong vài phút. Một biến thể của IMRT được gọi là liệu pháp hồ quang điều biến thể tích (VMAT).

1.4. Phẫu thuật xạ hình lập thể (SRS)

Liệu pháp này không thực sự là phẫu thuật, là một loại xạ trị lập thể được đưa ra chỉ trong một lần hoặc nhiều lần khi cần thiết với nhiều phiên bản khác nhau. Được sử dụng đối với các khối u đơn lẻ đã di căn lên não. Khi thực hiện liệu pháp này, đầu của bệnh nhân sẽ được giữ cố định ở một vị trí với khung cứng để chùm tia bức xạ từ các góc khác nhau vào khối u mất khoản vài phút đến vài giờ.

2. Xạ trị nội bộ (Brachytherou)

Đây là phương pháp xạ trị được sử dụng với múc đích thu nhỏ khối u, làm giảm triệu chứng của bệnh

Lúc này, bác sĩ sẽ đặt một nguồn nhỏ chất phóng xạ (thường dạng viên nhỏ) trực tiếp vào vị trí tế bào ung thư hoặc vào đường thở cạnh ung thư. Thông qua nội soi phế quản hoặc thực hiện trong khi phẫu thuật để làm được điều này. Chất phóng xạ này di chuyển được một khoảng cách ngắn, thường được loại bỏ sau một thời gian ngắn nên không ảnh hưởng đến các mô bình thường xung quanh.

III. Xạ trị ung thư phổi và tất cả những điều cần biết

1. Quy trình xạ trị ung thư phổi

Bước 1: Thăm khám lần đầu

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ xạ trị nói rõ kế hoạch điều trị

Bác sĩ sẽ thăm khám, phân tích kết quả xét nghiệm và phim chụp của bệnh nhân

Nói kế hoạch điều trị cho bệnh nhân (số lần điều trị, thời gian, chuẩn bị khi điều trị,...)

Thăm khám bệnh nhân ung thư

Bước 2: Chụp CT mô phỏng (CT-Simulation)

Chụp CT-mô phỏng là quét phần cơ thể bệnh nhân sẽ được xạ trị.

Cung cấp hình ảnh ba chiều của phần cơ thể của bệnh nhân được điều trị

Bước 3: Lập kế hoạch điều trị

Dựa trên CT mô phỏng

Bước 4: Buổi điều trị đầu tiên

Thời gian của buổi đầu tiên sẽ kéo dài hơn buổi tiếp theo

Bước 5: Quá trình điều trị

Do bác sĩ xạ trị quyết định

Bước 6: Theo dõi quá trình điều trị

Theo dõi tác dụng phụ có thể xảy ra

Phương pháp xạ trị ung thư phổi

2. Vai trò của phương pháp xạ trị ung thư phổi

-  Thu nhỏ khối u hiện đang có ở bệnh nhân

-  Kết hợp với các biện pháp khác như phẫu thuật, hóa trị nhằm thu nhỏ khối u, có thể loại bỏ khối u còn xót lại sau khi phẫu thuật

- Giảm đau đớn cho bệnh nhân cũng như giảm những triệu chứng của bệnh ung thư phổi

- Ngăn ngừa ung thư tái phát sau điều trị ung thư phổi.

- Tiêu diệt các tế bào di căn của ung thư phổi lên não, gan, xương, dạ dày, ruột non, ruột già, tuyến tụy, mắt, da …

3. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư phổi

3.1. Rụng tóc

Tác dụng phụ của xạ trị ung thư phổi

Sau quá trình xạ trị, tình trạng rụng tóc sẽ xảy ra và kéo dài trong 2 đến 3 tuần, nguyên nhân là do trong quá trình xạ trị làm hủy hoại tế bào, trong đó có chân tóc khiến tóc bị rụng.

3.2. Tình trạng mệt mỏi

Xạ trị sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, do khi xạ trị không chỉ tế bào ung thư bị tiêu diệt mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào lành. Các giác này sẽ còn kéo dài và có thể tăng lên khi tiếp tục xạ trị. Ngoài ra yếu tố tâm lý đang đè nặng lên bệnh nhân lúc này, cũng khiến bệnh nhân đau đầu, mệt mỏi. Điều quan trọng nhất là hỗ trợ bệnh nhân ổn định tinh thần, thoải mái, lạc quan, nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, kết hợp liệu pháp luyện tập nhẹ nhàng sẽ cải thiện đáng kể tình trạng mệt mỏi này.

3.3. Kích ứng da

Sau vài tuần xạ trị, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số biểu hiện trên da như nổi đỏ, ngứa, khô, phồng rộp,... Phản ứng này hoàn toàn bình thường do các tia xạ lên tế bào da. Lúc này, bệnh nhân cần bình tĩnh xử lý để bảo toàn làn da khỏi tổn thương nghiêm trọng hơn như cấp ẩm cho da bằng vitamin E, lô hội,... tránh các loại thuốc bôi trên da có chứa cồn, nước hoa, bột phấn. Giữ da luôn sạch sẽ với nước ấm, bệnh nhân cũng nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng, hạn chết tiếp xúc lên xùng da đang tổn thương. Khi ra ngoài, nên bảo vệ bản thân bằng các vật dụng che chắn, kem chống nắng chuyên dụng, quần áo bảo vệ da.

3.4. Mất cảm giác ngon miệng tạm thời 

 Viêm hay khô miệng, viêm thực quản, hay viêm ống dẫn truyền thức ăn từ miệng đến dạ dày thường gặp ở bệnh nhân sau quá trình xạ trị. Do các tia xạ trong quá trình xạ trị đã làm tổn thương các tế bào ở niêm mạc vùng họng, tuyến nước họt hay các nhú vị giác bên trong miệng dẫn đến việc mất cảm giác ngon miệng. Tình trạng này sẽ cải thiện sau khi ngưng xạ trị từ 4 đến 8 tuần.

Xạ trị ung thư tác dụng phụ

3.5. Viêm phổi

Sau 3 đến 6 tháng kết thúc xạ trị, viêm phổi do phóng xạ có thể được phát hiện ở bệnh nhân. Viêm phổi gây ra tình trạng khó thở, ho cũng như sốt, triệu chứng này sẽ đỡ hơn trong vòng 2 đến 4 tuần tiếp theo mà không cần điều trị cụ thể. Một số trường hợp có thể nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có cách xử lý phù hợp nhất.

4. Xạ trị tác động thế nào lên tế bào ung thư

Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư bằng việc dùng các tia X có chùm năng lượng cao (photon), tia gamma hoặc các hạt nguyên tử để tiêu diệt tế bào ung thư. Nhờ xạ trị, ADN của tế bào ung thư bị phá hủy, những tế bào này sẽ bị tiêu diệt hoặc ức chế để chúng phát triển chậm. Xạ trị sẽ không thể ngay lập tức tiêu diệt tế bào ung thư nên phải trải qua quá trình phác đồ điều trị hết sức nghiêm ngặt, tác động nhiều lần để tế bào ung thư chết.

Cũng giống như hầu hết các loại ung thư, ung thư phổi do các tế bào ung thư phân chia nhanh hơn so với các tế bào trong mô phổi bình thường. Xạ trị sẽ tấn công chất liệu di truyền DNA trong các tế bào khối u để khiến chúng không thể phát triển, sản sinh ra các tế bào ung thư tiếp theo. Lúc này, những tế bào cơ thể bình thường cũng có thể đã bị hư hỏng ít nhiều, nhưng một số chúng có thể tự sửa chữa và hoạt động bình thường trở lại. Xạ trị sẽ cung cấp liều lượng phóng xạ hàng ngày đủ lớn để tiêu diệt tỷ lệ cao các tế bào ung thư đang phân chia nhanh chóng, đồng thời giảm thiểu thiệt hại cho các tế bào mô bình thường phân chia chậm hơn trong cùng một khu vực.

5. Ưu điểm, nhược điểm của xạ trị ung thư phổi

Cũng giống như các phương pháp điều trị các bệnh ung thư khác, xạ trị ung thư phổi cũng có những ưu điểm, và nhược điểm mà các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm như:

Ưu điểm:

- Xạ trị ung thư phổi là phương pháp an toàn, thực hiện đơn giản

- Không gây ra đau đớn cho cơ thể người bệnh khi xạ trị

- Liệu trình thực hiện xạ trị khá ngắn (khoảng từ 4 đến 6 lần, tùy vào thể trạng người bệnh)

- Có thể áp dụng với người bệnh có khối u ở vị trí khó

- Áp dụng trên hầu hết các đối tượng kể cả người cao tuổi

Ung thư phổi sống được bao lâu

Nhược điểm:

- Có thể gây ảnh hưởng đến các mô phổi lành xung quanh khối u

- Có thể gây tác dụng phụ cho người bệnh

- Không thể điều trị được ung thư phổi di căn

6. Xạ trị ung thư phổi sống được bao lâu?

Ung thư phổi được chia làm 2 thể chính đó là: Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 80% trên tổng số ca bệnh. Thời gian sống của bệnh ung thư phổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tinh thần người bệnh, dinh dưỡng kết hợp với vật lý trị liệu,... Tuy nhiên, ung thư phổi được xem là căn bệnh ung thư nguy hiểm có di căn, các tế bào ác tính sẽ đi theo đường máu hoặc hạch bạch huyết lan đến các phần khác của cơ thể như xương, gan, não. Vì vậy, thời gian sống của bệnh nhân thường khá ngắn.

Để ước tính thời gian sống của bệnh ung thư phổi, cần dựa vào:

- Giai đoạn phát hiện và điều trị bệnh

- Tính chất và kích thước khối u

- Thể trạng và bệnh kèm theo của bệnh nhân

- Chế độ dinh dưỡng và tinh thần người bệnh

- Tinh thần của bệnh nhân và tình cảm từ người thân

Ung thư phổi là gì

Theo nghiên cứu, nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm, ung thư phổi lành tính, thời gian sống trung bình của người ung thư phổi khoảng 5 năm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ung thư phổi tế bào nhỏ di căn chỉ sống thêm được từ 6 - 18 tháng. Bên cạnh đó, thời gian sống của bệnh nhân dài hay ngắn phụ thuộc lớn vào sự cố gắng, tinh thần chiến đấu trước bệnh tật, sự phối hợp giữa bệnh nhân, bác sĩ để thực hiện phác đồ điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Giai đoạn bệnh là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng nhiều nhất đến thời gian sống thêm của bệnh nhân, ước lượng thời gian sống thêm theo giai đoạn bệnh khi điều trị tích cực:

Giai đoạn IA: 70-80% bệnh nhân có thể sống được sau 5 năm.

Giai đoạn IB: 60-70% bệnh nhân còn sống được sau 5 năm.

Giai đoạn IIA: 30-50% bênh nhân còn sống được sau 5 năm.

Giai đoạn IIB: 25-30% bệnh nhân còn sống được sau 5 năm.

Giai đoạn IIIA: 10-30% bệnh nhân còn sống được sau 5 năm.

Giai đoạn IIIB: <5% bệnh nhân còn sống sau 5 năm.

Giai đoạn IV: <2% bệnh nhân còn sống sau 5 năm.

7. Chi phí điều trị xạ trị ung thư phổi

Chi phí được xem là mối bận tâm hàng đầu của bệnh nhân ung thư phổi. Đây được xem là căn bệnh khá tốn chi phí điều trị phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh, tình trạng bệnh ở giai đoạn nào sẽ có mức phí khác nhau và còn phụ thuộc rất nhiều. Chính vì vậy, khá khó để đưa ra những con số chính xác. Để giảm chi phí điều trị bệnh, việc phát hiện sớm bệnh để kịp thời có phác đồ điều trị sẽ tiết kiệm được rất nhiều và cũng hiệu quả hơn so với giai đoạn muộn. Ngoài ra, bệnh nhân lớn tuổi hay có nhiều bệnh lý nền, có sức đề kháng kém sẽ tốn nhiều chi phí điều trị bởi phải sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau.

Chi phí điều trị ung thư phổi

Ngoài ra, để giảm chi phí điều trị, bệnh nhân có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm nhân thọ khác sẽ tiết kiệm được nhiều khoản trong điều trị bệnh. Nói cách khác, bảo hiểm y tế sẽ chi trả chi phí điều trị bệnh ung thư, trong đó có xạ trị.

Tuy nhiên, mức chi trả cụ thể của bảo hiểm y tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố dưới đây để chi trả bao nhiêu: 100%, 95%, 80% hay thấp hơn:

- Bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng nào.

- Bệnh nhân có điều trị đúng tuyến không.

- Cơ sở bệnh nhân khám bệnh ở đâu.

- Thời gian bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế

IV. Các biện pháp tăng thời gian sống cho người ung thư phổi

Xạ trị là một trong những vũ khí điều trị ung thư, vì vậy, khi điều trị ung thư thường phải phối hợp với các vũ khí điều trị khác như phẫu thuật, hóa trị, chăm sóc giảm nhẹ, dinh dưỡng, vật lý trị liêu,... Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, bệnh nhân ung thư phổi nên kiêng ăn hải sản, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo,... nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein,... kết hợp với chế độ luyện tập nhẹ nhàng.

Dinh dưỡng cho người ung thư phổi

Xạ trị ung thư có thể làm tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh, chính vì vậy, hiện nay bên cạnh chế độ nghỉ ngơi hợp lý, chế độ dinh dưỡng chuẩn, rất nhiều bệnh nhân sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ trị liệu ung thư hiệu quả. Một trong số sản phẩm được nhắc đến nhiều nhất, nhận được nhiều phản hồi tích cực đó là Nano Fucoidan Extract Granule - sản phẩm với thành phần chính Fucoidan được chiết xuất từ loại tảo nâu Mozuku ở Nhật Bản, có tác dụng vượt trội trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

Nano Fucoidan được bào chế dưới dạng siêu vi, giúp hấp thu dễ dàng hơn. Theo chia sẻ từ nhà sản xuất, quá trình tạo ra Nano Fucoidan có thêm một công đoạn đặc biệt là cho Fucoidan vào trong 1 lập thể nano để làm cho Fucoidan hoạt động hiệu quả hơn, tác dụng nhanh hơn. Một phần uống (2 grams) chứa 0,6 grams Nano Fucoidan, tương đương với 3 grams của Fucoidan thông thường về mặt hiệu quả. Nhờ đó, lượng Fucoidan cơ thể hấp thụ được sẽ gấp 3 – 5 lần so với các loại Fucoidan khác.

Công dụng của nano fucoidan

Đồng thời, Nano Fucoidan có khả năng phát hiện và tác dụng lên các tế bào ung thư khiến chúng tự chết hoặc thu nhỏ lại, không có khả năng phát triển lớn hơn. Đây được gọi là tác dụng trúng đích, mang lại hiệu quả nhanh trong quá trình điều trị. Đối với bệnh nhân ung thư ở giai đoạn nặng thì Nano Fucoidan chính là sự lựa chọn thông minh bởi sản phẩm dễ dàng hấp thu và mang lại hiệu quả nhanh chóng.