NỘI DUNG

 I. Ung thư tuyến giáp

 1. Tuyến giáp là gì?

 2. Ung thư tuyến giáp là gì?

 3. Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

 3.1. Phẫu thuật

 3.2. Điều trị nội tiết tố (phương pháp điều trị hoocmon)

 3.3. Hóa trị

 3.4. Xạ trị trong với chất phóng xạ Iod

 3.5. Xạ trị ngoài

 II. Xạ trị ung thư tuyến giáp

 1. Xạ trị trong

 2. Xạ trị từ bên ngoài cơ thể

 3. Ưu điểm của phương pháp xạ trị ung thư tuyến giáp

 4. Khi nào nên tiến hành xạ trị ung thư tuyến giáp?

 5. Một số lưu ý sau xạ trị ung thư tuyến giáp

 6. Chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp

 6.1. Đối với xạ trị ngoài

 6.2. Đối với xạ trị trong (điều trị bằng Iod phóng xạ 131)

 7. Một số giải pháp giúp giảm chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp cho người bệnh

 7.1. Đóng bảo hiểm xã hội

 7.2. Thực hiện đúng theo phác đồ xạ trị

 7.3. Chế độ chăm sóc sức khỏe tốt

 7.4. Duy trì trạng thái tâm lý ổn định, tinh thần lạc quan

 7.5. Sử dụng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh

 

I. Ung thư tuyến giáp

1. Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết có hình cánh bướm nằm ở vùng cổ phía trước, chính giữa và bên dưới, gồm 2 thùy nối với nhau qua eo giáp trạng, có nhiệm vụ chính là tiết ra hoocmon vào trong máu và vận chuyển tới từng mô. Hoocmon do tuyến giáp tiết ra có vai trò giữ ấm, hỗ trợ chức năng não bộ, tim mạch và duy trì khả năng làm việc ổn định của nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

tuyến giáp là gì

2. Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh thường gặp, chỉ chiếm từ 1-2% trong số tất cả các loại ung thư, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra cũng thấp hơn nhiều so với các loại khác. Tuy nhiên, căn bệnh này lại chiếm tới  90% trong tổng số các bệnh nhân mắc bệnh ung thư nội tiết. Tại Việt Nam, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong số các bệnh ung thư phổ biến, với hơn 5 400 ca mắc mới theo số liệu thống kê đến tháng 7/2020 của Bệnh viện K.

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi những thế bào bình thường ở tuyến giáp biến đổi thành những tế bào bất thường và phát triển không tuân theo sự kiểm soát chung của cơ thể. Nói một cách khác, ung thư tuyến giáp là căn bệnh mà các tế bào ác tính có thể được tìm thấy trong các mô của tuyến giáp ở người bệnh, các tế bào này xâm nhập và dần dần tiêu hủy các mô và những cơ quan khác gần đó.

Ung thư tuyến giáp có nhiều loại khác nhau: ung thư tuyến giáp thể nhú (là loại thường gặp nhất), ung thư tuyến giáp thể nang (chiếm 10-15%), ung thư tuyến giáp thể tủy (chiếm 5-10%), thể không biệt hóa (chỉ chiếm dưới 2%)… trong đó ung thư thể tủy và không biệt hóa có tiên lượng sống xấu hơn.

ung thư tuyến giáp là gì

3. Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Ngày nay tất cả các bệnh ung thư nói chung đều đang có xu hướng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này liên quan đến môi trường, các thói quen sinh hoạt không lành mạnh của cuộc sống hiện đại, lạm dụng các chất kích thích, thuốc lá, nhiễm vi sinh vật...

Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp ở cả nam và nữ được coi là căn bệnh ung thư có xu hướng tăng nhanh hơn so với các loại ung thư khác, nhưng điều đáng chú ý là phụ nữ đang có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 8 lần so với nam giới.

Ung thư tuyến giáp nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao, cơ hội sống trên 5 năm cho người bệnh lên tới gần 100%.

Sau đây là một số phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp thường được áp dụng.

phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

3.1. Phẫu thuật

Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, loại bệnh, kích thước khối u và thể trạng của bệnh nhân ung thư tuyến giáp mà phương pháp phẫu thuật được tiến hành thông qua cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ hoặc cắt bỏ thùy tuyến.

- Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp

Lấy toàn bộ tuyến giáp và các hạch bạch huyết ở gần, bằng cách rạch một đường ở cổ bệnh nhân.

- Cắt bỏ thùy tuyến

Thường được áp dụng đối với những người bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang. Bên cạnh cắt bỏ thùy tuyến có chứa khối u ung thư, một phần mô giáp còn lại hoặc các bạch huyết ở gần cũng bị lấy đi.

Các biến chứng của phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp bao gồm những tổn thương của các tuyến hoặc cơ quan lân cận, tăng lượng Canxi máu hoặc nhiễm trùng vết mổ.... Nếu các dây thần kinh thanh quản bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật, người bệnh có thể mất giọng tạm thời hoặc vĩnh viễn.

3.2. Điều trị nội tiết tố (phương pháp điều trị hoocmon)

Thường được áp dụng đối với ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang. Điều trị nội tiết tố được sử dụng sau khi tuyến giáp đã cắt bỏ hoặc phá hủy. Lúc này, các bệnh nhân thường cần đến viên hoocmon tuyến giáp để thay thế hoocmon tuyến giáp tự nhiên.

Một số tác dụng phụ của phương pháp điều trị này là những tương tác xấu với các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang sử dụng. Điều trị hoocmon có thể khiến người bệnh mắc cường giáp, biểu hiện qua các triệu chứng như sút cân, nhịp tim nhanh, đau tức ngực, tiêu chảy; hoặc suy giáp, biểu hiện qua các triệu chứng mệt mỏi, tăng cân, da niêm mạc khô...

3.3. Hóa trị

Hóa trị (hay còn gọi là điều trị hóa chất) là một điều trị hệ thống vì thuốc đi vào máu và đi khắp cơ thể nhằm mục đích phân chia, kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu hủy các tế bào ung thư. Người bệnh có thể kết hợp điều trị hóa trị và xạ trị ngoài.

Điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp hóa trị cần đến sự kết hợp của nhiều loại thuốc khác nhau. Do đó, tác dụng phụ của hóa trị liệu phụ thuộc vào từng cá nhân cũng như liều lượng thuốc sử dụng.

Các tác dụng phụ của phương pháp hóa trị có thể được kể đến là mệt mỏi, nhiễm trùng, buồn nôn và nôn, rụng tóc, chán ăn hoặc tiêu chảy... Các triệu chứng này có thể sẽ biến mất khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc.

3.4. Xạ trị trong với chất phóng xạ Iod

Là phương pháp sử dụng Iod phóng xạ (thường là I-131) nhằm phá hủy các tế bào ung thư ở mọi bộ phận của cơ thể.

Iod 131 được đưa vào cơ thể với liều lượng nhỏ thông qua đường miệng, đây là phương pháp không thể áp dụng trong trường hợp người bệnh mắc ung thư tuyến giáp thể tủy hoặc thể không biệt hóa.

Phương pháp có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như khiến người bệnh buồn nôn hoặc nôn, đau, sưng ở cổ vị trí tuyến giáp, viêm tuyến nước bọt. Liều Iod phóng xạ lớn được tích lũy có thể dẫn đến vô sinh, nhất là đối với nam giới. Phụ nữ cũng nên tránh mang thai ít nhất 1 năm sau khi điều trị Iod phóng xạ.

3.5. Xạ trị ngoài

xạ trị ngoài

Xạ trị ngoài là phương pháp điều trị tại chỗ bằng cách sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu hủy các tế bào ung thư. Điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp xạ trị thường được tiến hành trong các trường hợp bệnh đã tiến triển tới các giai đoạn về sau, khi tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận quan trong khác của cơ thể như khí quản hay thực quản.

Phương pháp này cũng thường được tiến hành sau phẫu thuật và chỉ tập trung vào một khu vực cụ thể cần xạ trị nhằm hạn chế tối đa các tác dụng phụ.

Như vậy, có thể nhận thấy ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh ung thư có tiên lượng sống khá tốt với nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng đều mang lại những hiệu quả nhất định. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời.

II. Xạ trị ung thư tuyến giáp

Khi được chẩn đoán ung thư tuyến giáp, phác đồ điều trị của bệnh nhân ung thư có thể kết hợp giữa xạ trị trong và xạ trị ngoài, hoặc một trong hai phương pháp này.

xạ trị ung thư tuyến giáp

1. Xạ trị trong

Đặc thù của tuyến giáp là nơi tập trung lượng lớn nguyên tố Iod đưa vào cơ thể. Do đó phương pháp xạ trị trong trong điều trị ung thư tuyến giáp chính là sử dụng nguyên tố Iod phóng xạ 131. Iod phóng xạ sau khi đi vào cơ tuyến giáp sẽ tác động làm chết các tế bào ung thư.

Phương pháp xạ trị Iod 131 còn được sử dụng để xạ hình tuyến giáp trong các trường hợp cần chẩn đoán các bệnh liên quan đến tuyến giáp có nghi ngờ ung thư, đánh giá bệnh nhân ung thư tuyến giáp trước và sau phẫu thuật.

2. Xạ trị ngoài từ bên ngoài cơ thể

xạ trị từ bên ngoài cơ thể

Xạ trị ung thư tuyến giáp từ bên ngoài cũng tương tự như phương pháp xạ trị của các loại ung thư khác, là quá trình sử dụng tia xạ trị năng lượng cao có khả năng bắn phá các tế bào ung thư (tia X, tia hamma, tia photon…).

Phương pháp xạ trị từ bên ngoài thường sử dụng nguồn bức xạ là các máy phát tia (máy phát tia X, máy gia tốc, máy xạ trị Cobalt-60...) chiếu tia phóng xạ từ ngoài cơ thể vào bộ phận cần điều trị. Máy không chạm vào cơ thể người bệnh, nhưng có thể di chuyển xung quanh người và bắn bức xạ đến bộ phận cần điều trị từ nhiều hướng khác nhau.

Xạ trị ung thư tuyến giáp từ ngoài, cũng giống như xạ trị ngoài trong điều trị các căn bệnh ung thư khác, là một phương pháp điều trị ung thư tại chỗ, có nghĩa là điều trị một phần cụ thể trên cơ thể và người bệnh được cần phải được cố định tại một vị trí theo yêu cầu.

Trường hợp khối u gây ung thư có kích thước nhỏ, có thể can thiệp được bằng phẫu thuật thì thông thường các bác sỹ sẽ lựa chọn phẫu thuật trước. Sau đó sử dụng phương pháp xạ trị sau để tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư. Bệnh nhân có thể sẽ thực hiện nhiều đợt xạ trị trong giai đoạn này, liệu pháp này thường kéo dài từ 10 – 15 đợt.

Trong trường hợp khối u gây ung thư tuyến giáp đã có kích thước lớn, không thể thực hiện phẫu thuật ngay, các bác sỹ sẽ khuyên bệnh nhân tiến hành xạ trị trước để thu nhỏ kích thước khối u, làm tăng khả năng chữa khỏi bệnh sau phẫu thuật. Số lần xạ trị phụ thuộc vào đáp ứng của cơ thể người bệnh với tia xạ và tình trạng của khối u.

Thông thường, bệnh nhân chỉ cần trị xạ từ 4 - 6 đợt là đủ điều kiện phẫu thuật. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân trị xạ tới 15 - 20 đợt do bệnh đã tiến triển phức tạp.

3. Ưu điểm của phương pháp xạ trị ung thư tuyến giáp

Xạ trị để điều trị ung thu tuyến giáp là phương pháp hiện đại, mang hiệu quả điều trị cao và an toàn, ít ảnh hưởng tới quá trình phát triển về sau người bệnh.

ưu điểm của xạ trị ung thư tuyến giáp

4. Khi nào nên tiến hành xạ trị ung thư tuyến giáp?

- Sau phẫu thuật:

Mục đích của sử dụng phương pháp xạ trị (trong hoặc ngoài) sau phẫu thuật là giảm khả năng ung thư tuyến giáp tái phát trở lại.

Trong trường hợp tiến hành điều trị với Iod phóng xa, Iod được hấp thụ và lưu thông khắp cơ thể, giúp ngăn chặn sự tái phát của các tế bào ung thư hoặc tiêu diệt hoàn toàn các tế bào gây bệnh còn sót lại sau mổ.

- Khi ung thư đã lan rộng hoặc tái phát:

Tiến hành điều trị bằng Iod phóng xạ 131 hoặc xạ trị bên ngoài nhằm diệt bớt mô tuyến giáp đang hoạt động quá mạnh (cường giáp) hoặc làm giảm kích thước tuyến giáp quá to.

5. Một số lưu ý sau xạ trị ung thư tuyến giáp

- Sau xạ trị, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng tác dụng phụ không mong muốn như thiếu máu, mệt mỏi, đau đớn, bỏng rát vùng da bị chiếu xạ, có thể dẫn đếm viêm nhiễm tại chỗ, khản giọng, mất giọng…

- Đối với các bệnh nhân thực hiện xạ trị bằng Iod phóng xạ 131, bệnh nhân cần phải cách ly trong khoảng thời gian từ 15 ngày - 1 tháng, nhằm tránh tình trạng yếu tố phóng xạ ảnh hưởng đến những người xung quanh.

6. Chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp

Bệnh nhân thường rất lo lắng về chi phí xạ trị là bao nhiêu, tuy nhiên chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như số lượng đợt điều trị bằng phương pháp xạ trị, liều lượng Iod phóng xạ (trường hợp xạ trị trong), loại tia năng lượng cao được sử dụng (trường hợp xạ trị ngoài), cũng như tình trạng bệnh, mức độ đáp ứng của cơ thể…

Người bệnh cao tuổi, sức khỏe kém sẽ cần nhiều biện pháp điều trị hỗ trợ khiến chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp cao hơn so với các đối tượng khác.

chi phí xạ trị bệnh ung thư

Dưới đây là mức chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp mà người bệnh có thể tham khảo:

6.1. Đối với xạ trị ngoài

Chi phí xạ trị giao động từ 1,5 triệu – 5 triệu/ đợt.

Chi phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại tia xạ sử dụng cho bệnh nhân là tia X, tia gamma, tia photon… và phương pháp tiếp cận của tia xạ.

6.2. Đối với xạ trị trong (điều trị bằng Iod phóng xạ 131)

Chi phí xạ trị khoảng 3 - 5 triệu/đợt với liều lượng Iod thấp và 10 triệu/đợt với lượng Iod ở liều cao.

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ cần phải tốn thêm một khoản chi phí điều trị ung thư tuyến giáp như:

- Một số loại thuốc có thể được kê cho bệnh nhân sử dụng hàng ngày, tùy thuộc vào phác đồ điều trị, tình trạng của bệnh nhân mà có số lượng thuốc khác nhau.

- Chi phí cho các lần làm xét nghiệm lâm sàng: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, X – quang...

- Chi phí giường bệnh, ăn uống, sinh hoạt hàng ngày tại bệnh viện.

- Chi phí cho người nhà đến chăm sóc.

7. Một số giải pháp giúp giảm chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp cho người bệnh

7.1. Đóng bảo hiểm xã hội

Trong quá trình xạ trị, nếu bệnh nhân ung thư tuyến giáp có bảo hiểm xã hội sẽ được bảo hiểm chi trả một phần viện phí. Người bệnh sẽ phải trả phần còn lại của viện phí, chi phí sinh hoạt và thuốc phát sinh trong quá trình tị bệnh.

7.2. Thực hiện đúng theo phác đồ xạ trị

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân thực hiện đúng theo yêu cầu của bác sỹ theo phác đồ xạ trị có thể giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn, số lượng đợt xạ trị ít hơn, ít dẫn tới các tác dụng phụ, giúp giảm nhiều chi phí phát sinh không mong muốn.

7.3. Chế độ chăm sóc sức khỏe tốt

Một chế độ chăm sóc sức khỏe tốt và đúng cách sau xạ trị sẽ giúp hạn chế các tác dụng phụ. Chế độ ăn uống cho bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu từ protein đến chất béo, vitamin, khoáng chất…

Bên cạnh đó, người bệnh cần phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, phù hợp với thể trạng như yoga, thiền, đi bộ,…

chế độ chăm sóc sức khỏe

7.4. Duy trì trạng thái tâm lý ổn định, tinh thần lạc quan

Tinh thần là yếu tốt cốt lõi quyết định đến hiệu quả điều trị và sự sống còn của bệnh nhân ung thư. Do đó, bệnh nhân cần phải giữ một tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan,…. Để có thể nâng cao được hiệu quả điều trị bệnh, giúp cho quá trình cải thiện được thể trạng diễn ra hiệu quả hơn, hạn chế tất cả các mức chi phí có thể phát sinh.

7.5. Sử dụng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh

Sử dụng thêm sản phẩm để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân là điều cần thiết giúp bệnh nhân đảm bảo sức khỏe để thực hiện đúng theo phác đồ điều trị, đồng thời hạn chế được tác dụng phụ của quá trình điều trị.

Từ đó, cũng có thể giảm bớt được chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp.

okinawa fucoidan

Một trong những loại sản phẩm có khả năng hỗ trợ tốt mà bệnh nhân ung thư giáp có thể tham khảo là OKINAWA FUCOIDAN xuất xứ từ Nhật Bản, với chiết xuất với chiết xuất tảo Mozuku - một thành phần từ lâu đã được biết đến rộng rãi với khả năng ngăn ngừa tế bào ung thư, kéo dài sự sống.

Tại Việt Nam, công ty TNHH PH Consumer (PTC) là đại diện chính thức phân phối các sản phẩm chính hãng của Kanehide Nhật Bản. Tất các các sản phẩm Okinawa Fucoidan không phải do công ty PTC phân phối, không có tem của PTC đều là sản phẩm không rõ nguồn gốc và công ty PTC sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu khách hàng gặp vấn đề do sử dụng sản phẩm Okinawa Fucoidan không chính hãng.

Xem thêm chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY