NỘI DUNG

 1. Xạ trị ung thư và mục đích của xạ trị ung thư là gì?

 2. Những căn bệnh ung thư nào có thể tiến hành liệu pháp xạ trị?

 3. Phân loại phương pháp xạ trị ung thư hiện nay

    3.1. Phương pháp xạ trị ung thư ngoài

    3.2. Phương pháp xạ trị ung thư trong

 4. Một số chỉ định xạ trị trong điều trị ung thư

    4.1. Xạ trị đơn độc

    4.2. Xạ trị kết hợp với phẫu thuật

    4.3. Xạ trị kết hợp với hoá trị

 5. Tác dụng của xạ trị ung thư

    5.1. Chữa lành hoặc thu nhỏ khối u trong giai đoạn đầu

    5.3. Điều trị các triệu chứng khi ung thư tiến triển

 6. Một số tác dụng phụ của phương pháp xạ trị ung thư

    6.1. Rụng tóc

    6.2. Cơ thể mệt mỏi

    6.3. Thay đổi trên làn da, miệng và họng

    6.4. Ảnh hưởng tới não bộ

    6.5. Ảnh hưởng tới phổi

    6.6. Ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hóa

    6.7. Ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục

 7. Quy trình điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị

 8. Trong quá trình tiến hành xạ trị ung thư có cần cách ly không?

 9. Sau khi xạ trị ung thư, người bệnh có thể sống được bao lâu?

 10. Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư sau xạ trị

 11. Một số lưu ý trong quá trình điều trị ung thư với pháp liệu xạ trị

 12. Chi phí xạ trị ung thư hiện nay

    12.1. Viện phí xạ trị ung thư

    12.2. Thuốc trong xạ trị ung thư

    12.3. Chi phí ăn uống sinh hoạt của bệnh nhân

   12.4. Chi phí ăn uống sinh hoạt và phải nghỉ làm của người nhà   bệnh nhân

 13. Biện pháp giảm tác dụng phụ xạ trị, hỗ trợ điều trị ung thư

 

xạ trị ung thư và tất cả những gì bạn muốn biết

1. Xạ trị ung thư và mục đích của xạ trị ung thư là gì?

Xạ trị ung thư là một trong các phương pháp phổ biến nhất hiện nay để điều trị nhiều căn bệnh ung thư. Liệu pháp xạ trị còn được gọi với các tên khác như liệu pháp bức xạ, chiếu xa và liệu pháp tia X.

Tiến hành phương pháp xạ trị để điều trị ung thư là sử dụng các hạt hoặc sóng năng lượng cao như tia bức xạ ion hóa, tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử (tia electron) hoặc proton…nhằm tiêu diệt hoặc phá hủy các tế bào ung thư trong cơ thể người. Nói cách khác, liệu pháp này giết chết vật chất di truyền (phá hủy cấu trúc DNA) trong các tế bào ung thư dẫn tới làm mất khả năng phát triển và lây lan của chúng.

Xạ trị ung thư được thực hiện dựa theo phác đồ xạ trị, thường bao gồm một vài lần điều trị cụ thể và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Trên thực tế, không phải căn bệnh ung thư nào, cũng không phải bất cứ bệnh nhân ung thư nào cũng có thể tiến hành phương pháp xạ trị.

Ở các giai đoạn tiến triển khác nhau của bệnh, mục tiêu cuối cùng của phương pháp điều trị này cũng bị thay đổi. Thông thường, đối với bệnh nhân ung thư ở các giai đoạn đầu, mục đích tối cao của liệu pháp là điều trị khỏi bệnh, loại bỏ hoàn toàn tế bào gây ung thư. Khi bệnh đã tiến triển đến các giai đoạn sau, mục đích của liệu pháp chỉ còn là kiểm soát và giảm nhẹ tình trạng bệnh, tăng thời gian sống cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, xạ trị vẫn là phương pháp điều trị bệnh ung thư với rất nhiều ưu điểm: tỷ lệ điều trị thành công cao đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu, ít gây thương tổn và rối loạn chức năng các cơ quan khác của cơ thể, cũng như có thể điều trị được một số bệnh mà các phương pháp khác không có khả năng can thiệp. Xạ trị ung thư đã và đang là tia hi vọng của rất nhiều người, để giờ đây khi nhắc đến căn bệnh ung thư, người ta không còn nghĩ ngay đến “án tử”.

2. Những căn bệnh ung thư nào có thể tiến hành liệu pháp xạ trị?

Không phải mọi căn bệnh ung thư đều có thể tiến hành điều trị bằng phương pháp xạ trị.

Xạ trị ung thư thường được các bác sỹ chỉ định cho các bệnh ung thư sau: vòm họng, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư máu, tiền liệt tuyến, ung thư xương, cổ tử cung, trực tràng, tuyến giáp, dạ dày, đại tràng và ung thư thực quản.

3. Phân loại phương pháp xạ trị ung thư hiện nay

Phân loại phương pháp xạ trị ung thư hiện nay

Có 2 phương pháp xạ trị được sử dụng để điều trị căn bệnh ung thư hiện nay, đó là:

- Xạ trị ngoài

- Xạ trị trong (còn gọi là xạ trị áp sát)

Điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị nào được bác sĩ chỉ định phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong nhiều trường hợp, các bác sỹ có thể kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc để đạt được hiệu quả cao nhất.

Các yếu tố quyết định phương pháp xạ trị ung thư:

- Loại ung thư

- Kích thước của khối u

- Vị trí khối u trong cơ thể

- Khoảng cách của khối u với những cơ quan lành lân cận

- Tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh án của bệnh nhân

- Các phương pháp điều trị ung thư khác đang áp dụng

- Tuổi tác của người bệnh và một số yếu tố khác

Các phương pháp xạ trị ung thư không thể tiêu diệt tế bào ung thư ngay lập tức, bệnh nhân phải duy trì điều trị nhiều lần mới có đủ thời gian để  các hạt (sóng) năng lượng cao phá hủy và giết chết tế bào gây bệnh. Thậm chí sau khi kết thúc quá trình điều trị, các tế bào ung thư vẫn tiếp tục bị tổn thương và tiếp tục chết sau đó, do vậy, các biện pháp chăm sóc sau xạ trị có vai trò vô cùng quan trọng, đóng góp lớn vào sự thành công của liệu pháp xạ trị.

3.1. Phương pháp xạ trị ung thư ngoài

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay, là liệu pháp phát ra chùm tia phóng xạ từ bên ngoài cơ thể, chiếu đến khối u nằm bên trong người bệnh. Bệnh nhân được đặt nằm cố định trên bàn xạ, có thể được lắp đặt các dụng cụ cố định khi cần thiết. Máy gia tốc tuyến tính di chuyển xung quanh vị trí người bệnh và phát tia.

Phương pháp xạ trị ngoài có thể tác dụng lên một vùng lớn trên cơ thể và có thể điều trị nhiều vùng cùng lúc. Liệu pháp này được tiến hành hằng ngày và thường kéo dài trong vòng vài tuần tùy thuộc vào tình trạng và mức độ phục hồi của người bệnh.

Xạ trị ngoài với tia proton là một trong những phương pháp xạ trị hiện đại và mang lại hiệu quả nhất hiện nay. Liệu pháp này sử dụng chùm tia protom năng lương cao để bắn phá các tế bào gây ung thư. Tia proton giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ gây tổn thương tế bào lành và các vùng lân cận khác trong cơ thể.

phương pháp xạ trị ung thư ngoài

3.2. Phương pháp xạ trị ung thư trong

Còn được biết đến với cái tên xạ trị áp sát, thường được áp dụng khi một khối u nhỏ cần liều xạ trị cao hơn mức bình thường. Một vật chứa nguồn phóng xạ (có thể là rắn hoặc lỏng) được đưa vào khu vực có khối u bên trong người bệnh.

Để đặt vật chứa nguồn phóng xạ vào đúng vị trí, các bác sỹ có thể dùng siêu âm hoặc tia X-quang. Trong quá trình điều trị bằng phương pháp này, người bệnh phải nằm viện dài ngày và được cách ly, tránh tình trạng lây nhiễm tia phóng xạ sang người khác.

- Vật chứa nguồn phóng xạ rắn:

Nguồn phóng xạ ở dạng ống, kim, sợi, hạt nhỏ hoặc phiến mỏng được đặt vào vị trí gần khối u (hoặc bên trong khối bướu). Tương tự như xạ trị ngoài, phương pháp này chỉ tác động đến một (hoặc một số) bộ phận nhất định trên cơ thể bệnh nhân.

- Vật chứa nguồn phóng xạ lỏng:

Còn được gọi là liệu pháp dược phóng xạ, phương pháp này có ảnh hưởng toàn thân, bởi bức xạ điều trị sẽ di chuyển trong máu đến các mô trên khắp cơ thể người bệnh để tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào gây ung thư.

Nguồn phóng xạ này được đưa vào cơ thể bệnh nhân bằng cách cho họ nuốt, hoặc truyền cho họ qua đường tĩnh mạch. Sau đó người bệnh thải ra bức xa qua nước tiểu, mồ hôi và nước bọt. Tình trạng này kéo dài một thời gian chứ không kết thúc ngay.

Liệu pháp này thường được sử dụng cho bệnh nhân ung thư xương và ung thư tuyến giáp. Nếu sử dụng với liều thấp, bệnh nhân có thể không cần nằm viện. Trong trường hợp với liều cao, bệnh nhân cần điều trị tại bệnh viện và được cách ly tuyệt đối.

Xạ trị kết hợp

Nhiều bệnh nhân ung thư có thể chỉ cần tới một phương pháp xạ trị đơn độc, thường là những người đang trong ung thư giai đoạn sớm.

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lại cần phải kết hợp nhiều cách điều trị khác nhau để tăng khả năng kiểm soát và cơ hội chữa khỏi bệnh cũng như kéo dài thời gian sống sót. Điều trị theo cách này thường phức tạp và tốn kém hơn.

Bên cạnh xạ trị, các mô thức chính trong điều trị ung thư là phẫu thuật, hóa trị và liệu pháp miễn dịch. Xạ trị có thể được tiến hành trước, trong hoặc sau các liệu pháp điều trị khác, tùy thuộc vào tình trạng và nhu cầu cơ thể người bệnh.

4. Một số chỉ định xạ trị trong điều trị ung thư

4.1. Xạ trị đơn độc

- Đối với ung thư vùng tai, mũi, họng, vú và cổ tử cung

- Các khối u kích có thước nhỏ, đang ở các giai đoạn sớm

- Ung thư nhạy với tia phóng xạ

xạ trị đơn độc

4.2. Xạ trị kết hợp với phẫu thuật

- Có thể chiều tia phóng xạ tại cùng một mô đích hay ở các mô đích khác nhau (tại khối u, tại hạch hoặc tại ổ di căn)

- Xạ trị tiền phẫu: với mục đích làm giảm thể tích, chuẩn bị cho phẫu thuật lấy triệt để khối u, giảm nguy cơ tái phát và di căn của tế bào gây ung thư sang các bộ phận lân cận. Tổng liều thường không quá 30Gy, phẫu thuật sau xạ trị kéo dài từ 4 - 6 tuần.

- Xạ trị hậu phẫu: thường được áp dụng khi không lấy hết được khối u trong quá trình phẫu thuật, có nhiều nguy cơ tái phát.

- Xạ trị trong lúc phẫu thuật: nhằm tiêu diệt các tế bào gây bệnh trong quá trình mổ, thường được áp dụng trong phẫu thuật ung thư dạ dày, trực tràng, tụy với một liều duy nhất 15 - 25Gy.

4.3. Xạ trị kết hợp với hoá trị

Xạ trị và hóa trị hỗ trợ lẫn nhau và cộng hưởng với nhau. Sự kết hợp 2 phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cũng như ngăn chặn các biến chứng mà bệnh có thể để lại.

- Thể tích khối u giảm nhanh, các tế bào gây ung thư trở nên giàu oxy hơn, nhạy cảm với tia phóng xạ và hoá chất hơn.

- Quá trình phá hủy tế bào gây bệnh diễn ra nhanh hơn nên tránh được sự kháng tia và kháng hóa chất.

- Tuy nhiên khi kết hợp 2 phương pháp này cùng lúc, người bệnh cần lưu ý một số tác dụng phụ của nó. Hiệu quả khi kết hợp 2 liệu pháp cao hơn nhưng mức độ biến chứng (nếu để lại) cũng nặng hơn. Người bệnh nên lựa chọn hóa chất và liều lượng phù hợp trước khi tiến hành theo phương pháp này.

- Khi điều trị bằng cách tiến hành liệu pháp xạ trị - hoá trị xen kẽ có thể hạn chế được nhiều biến chứng hơn. Trong trường hợp các tế bào ung thư ít nhạy với tia phóng xạ và nguy cơ di căn cao được nhận biết ngay trong quá trình điều trị, người bệnh có thể sử dụng phương pháp xạ trị và hóa trị một cách tuần tự cách nhau một khoảng thời gian ngắn.

xạ trị ung thư

5. Tác dụng của xạ trị ung thư

Xạ trị là liệu pháp điều trị ung thư đã được chứng minh là có hiệu quả cao. Tuy nhiên, cả phương pháp xạ trị ngoài và trong đều không thể tiếp cận được tất cả các bộ phận của cơ thể, do đó, khi các tế bào ung thư đã lan rộng khắp cơ thể thì hiệu quả của liệu pháp này có thể bị giảm xuống.

Tuy nhiên, đây vẫn là một trong các phương pháp điều trị ung thư tốt nhất hiện nay.

5.1. Chữa lành hoặc thu nhỏ khối u trong giai đoạn đầu

Một số bệnh ung thư rất nhạy cảm với tia phóng xạ, do vậy xạ trị có thể được sử dụng trong những trường hợp này nhằm làm cho tế bào gây ung thư co lại hoặc biến mất hoàn toàn.

Xạ trị khi kết hợp với phẫu thuật, được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, hoặc sau phẫu thuật để giúp ung thư không tái phát.

Đối với một số bệnh ung thư có thể chữa khỏi bằng xạ trị hoặc phẫu thuật, thì liệu pháp xạ trị thường là phương pháp điều trị được ưu tiên hơn, do bức xạ có thể gây ra ít tổn hại hơn và các cơ quan trong cơ thể có khả năng bình phục nhanh hơn sau khi điều trị.

5.2. Ngăn chặn tế bào ung thư quay trở lại

Các tế bào ung thư có khả năng lây lan nhanh tới các bộ phận khác trong cơ thể, thậm chí có nhiều tế bào không thể nhìn thấy được trên các hình ảnh quét như CT hoặc MRI, chúng tồn tại trong cơ thể và âm thầm phá hủy các bộ phận. Liệu pháp xạ trị giúp tìm ra và tiêu diệt các tế bào ung thư trước khi chúng phát triển thành các khối u.

Trong nhiều trường hợp, liệu pháp xạ trị với mục đích ngăn ngừa ung thư di căn có thể được kết hợp cùng lúc với xạ trị để điều trị bệnh.

Nếu ung thư quay trở lại một bộ phận đã từng được điều trị bằng phóng xạ rồi thì có thể không tiến hành xạ trị tại nơi đó, điều này phụ thuộc vào liều lượng bức xạ đã được sử dụng trong quá trình điều trị trước đó.

5.3. Điều trị các triệu chứng khi ung thư tiến triển

Trong trường hợp các tế bào ung thư đã lan rộng tới nhiều cơ quan trong cơ thể thì liệu pháp xạ trị vẫn có tác dụng giúp thu nhỏ kích thước của các khối u và hạn chế sự lây lan đó. Xạ trị có thể giúp người bệnh bớt đau, giảm một số triệu chứng như khó nuốt, khó thở và hạn chế tình trạng tắc đường ruột.

6. Một số tác dụng phụ của phương pháp xạ trị ung thư

Nhưng giống như các phương pháp điều trị khác, xạ trị ung thư cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Mỗi người có thể gặp phải những tác dụng phụ khác nhau, điều này phụ thuộc vào từng loại ung thư, vị trí khối u, liều xạ trị và sức khỏe tổng trạng…

6.1. Rụng tóc

Phương pháp xạ trị có thể làm ảnh hưởng tới nhiều tế bào, trong đó có chân tóc, khiến tóc rụng nhiều. Tình trạng này có thể kéo dài 2-3 tuần sau lần xạ trị đầu tiên.

rụng tóc

6.2. Cơ thể mệt mỏi

Một số người có thể có cảm giác mệt mỏi sau khi tiền hành liệu pháp xạ trị. Đó là do xạ trị không chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư mà còn ảnh hưởng đến các tế bào lành, giảm sức đề kháng của nhiều bộ phận trong cơ thể.

Tình trạng này có thể kéo dài và nghiêm trọng hơn trong những lần xạ trị tiếp sau. Bên cạnh đó, áp lực tâm lý và những căng thẳng về tinh thần cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

6.3. Thay đổi trên làn da, miệng và họng

Sau khi tiến hành xạ trị từ 3-4 tuần, trên làn da có thể xuất hiện một số triệu chứng như khô, ngứa, nứt nẻ, phát ban, phồng rộp... Đây là một phản ứng bình thường do ảnh hưởng của tia phóng xạ lên các tế bào da. Người bệnh có thể cải thiện tinh trạng này bằng cách bổ sung vitamin E hoặc nha đam.

Các triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong quá trình điều trị sau đó và chỉ được cải thiện sau khi ngưng xạ từ 4-8 tuần. Người bệnh nên tránh dùng nước hoa, bột phấn... trong trường hợp này, đồng thời nên hạn chế mặc quần áo bó để hạn chế tối đa ma sát lên da. Đặc biệt, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây nóng quá hoặc lạnh quá.

Ngoài làn da thì xạ trị còn có thể ảnh hưởng đến miệng, gây viêm miệng, khô miệng, làm mất vị giác. Đó là do các tế bào niêm mạc vùng họng miệng đã bị tổn thương do các tia xạ. Thông thường tình trạng này sẽ được cải thiện sau khi ngưng xạ từ 4-8 tuần, riêng tình trạng khô miệng có thể được cải thiện chậm hơn. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể bị giảm khả năng tiết nước bọt lâu dài do tuyến nước bọt bị tổn thương nặng bởi tia phóng xạ.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng là yếu tố quan trọng giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng trong trường hợp này. Nếu miệng đau, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc làm tê hoặc giảm đau, và nên uống trước bữa ăn để giúp người bệnh có thể thoải mái hơn trong quá trình ăn uống.

Thay đổi trên làn da

6.4. Ảnh hưởng tới não bộ

Liệu pháp xạ trị nếu được tiến hành trên một phạm vi lớn trong não có thể dẫn tới một vài thay đổi đối với não bộ như trí nhớ kém, khả năng nhận thức giảm, khả năng thích ứng với khí hậu lạnh cũng bị kém đi. Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn nôn, chóng mặt, thị giác kém, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

6.5. Ảnh hưởng tới phổi

Khi liệu pháp xạ trị được tiến hành ở ngực và gần ngực, phổi có thể bị ảnh hưởng. Dấu hiệu thay đổi rõ ràng nhất là lượng surfactant bị suy giảm, đây là chất có trong phổi giúp đường dẫn khí được mở ra thông thoáng. Giảm surfactant có thể gây ho, thở ngắn, thở gấp…

Trong trường hợp phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới xơ phổi.

6.6. Ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hóa

Tiến hành phương pháp xạ trị ung thư ở ngực và bụng có thể dẫn tới phù nề và viêm thực quản, ruột và dạ dày, gây ra một số triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

Những triệu chứng này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng thuốc. Nếu nghiêm trọng, người bệnh cần phải truyền dịch qua tĩnh mạch để tránh tình trạng mất nước.

Bệnh nhân gặp phải các triệu chứng này nên hạn chế thức ăn có nhiều gia vị, đồ ăn chiên và những thực phẩm có độ xơ cao.

6.7. Ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục

- Khả năng sinh sản

Đối với nam giới, khi liệu pháp xạ trị được tiến hành ở tinh hoàn có thể gây mất khả năng sản xuất tinh trùng vĩnh viễn. Do vậy, khi điều trị bệnh ung thư (không phải ung thư tinh hoàn) bằng phương pháp xạ trị, tinh hoàn thường được che lại bởi một tấm giáp giúp tránh tiếp xúc với tia phóng xạ.

Đối với nữ giới, việc bảo vệ buồng trứng trong quá trình xạ trị ở bụng sẽ phức tạp hơn. Nếu cả 2 buồng trứng đều bị tiếp xúc với tia xạ, bệnh nhân sẽ bị mãn kinh sớm, đồng thời mất khả năng sinh sản vĩnh viễn. Tránh cho 1 buồng trứng tiếp xúc với tia phóng xạ có thể hạn chế được tác dụng phụ này.

- Khả năng quan hệ tình dục

Đối với nam giới, xạ trị ở khung chậu có thể làm tổn thương các động mạch và dây thần kinh có gắn với dương vật, làm ảnh hưởng đến một số vấn đề về cương cứng. Liều xạ trị càng cao và vùng xạ trị ở khung chậu càng rộng ảnh hưởng của xạ trị đến vấn đề cương cứng dương vật càng nghiêm trọng.

Đối với nữ giới, xạ trị ở vùng chậu có thể gây ảnh hưởng tới âm đạo, dẫn tới đau âm đạo hoặc viêm trong âm đạo suốt vài tuần sau khi điều trị. Ảnh hưởng này còn có thể để lại sẹo, làm cản trở khả năng co giãn của âm đạo, niêm mạc âm đạo cũng mỏng hơn, gây chảy máu, đau, thậm chí là lở loét khi quan hệ.

7. Quy trình điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị

Trong phác đồ điều trị ung thư bằng liệu pháp xạ trị hiện nay, người bệnh thường trải qua 6 bước chính.

Bước 1: Thăm khám lần đầu

Bác sỹ chuyên về xạ trị sẽ gặp gỡ và tư vấn cho bệnh nhân trong lần thăm khám đầu tiên, sau đó xem xét tiền sử người bệnh và gia đình, phân tích những kết quả xét nghiệm và phim chụp tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó, bác sỹ cần cung cấp cho người bệnh đầy đủ những thông tin sau:

- Thời gian trị liệu.

- Số ngày điều trị dự kiến và khoảng cách giữa các lần điều trị.

- Ngày dự kiến tiến hành buổi trị liệu đầu tiên.

- Những thứ cần chuẩn bị cho quá trình trị liệu.

- Chế độ ăn uống dinh dưỡng, chăm sóc trong và sau quá trình xạ trị.

- Những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình xạ trị.       

thăm khám lần đầu     

Bước 2: Chụp CT mô phỏng (CT – Simulation)

Ở bước này, phần cơ thể của bệnh nhân được tiến hành xạ trị sẽ được quét trên máy chụp CT ở đúng tư thế sẽ được sử dụng trong quá trình điều trị.

Bước này nhằm cung cấp một cách chính xác hình ảnh ba chiều của cơ thể người bệnh, để thông qua đó, bác sỹ và các chuyên gia có thể thiết lập hình ảnh 3D một cách chính xác nhất trên hệ thống.

Trong quá trình chụp, kỹ thuật viên có thể xăm trên da của người bệnh một vài vệt nhỏ để đánh dấu như những điểm tham chiếu trong mỗi lần đặt bệnh nhân vào xạ trị.

Bước 3: Lập kế hoạch điều trị

Bác sĩ và kỹ sư y vật lý lên phác đồ chi tiết về liệu pháp xạ trị, liều lượng tia xạ cần sử dụng và thời gian xạ trị phù hợp nhất.

Bước 4: Buổi điều trị đầu tiên

Trong buổi xạ trị đầu tiên, bác sĩ theo dõi tình trạng cơ thể bệnh nhân cũng như khả năng đáp ứng của cơ thể đối với phác đồ điều trị để đưa ra những cân chỉnh nếu cần thiết trong kế hoạch điều trị.

Bước 5: Xạ trị theo phác đồ

Thông thường, người bệnh được điều trị một lần trong ngày, từ thứ 2 đến thứ 6 và có thể kéo dài vài tuần. Các buổi điều trị thường giống nhau và giống với buổi đầu tiên nhưng thời gian điều trị sẽ ngắn hơn.

Bước 6: Theo dõi quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân

Bệnh nhân thường xuyên gặp bác sỹ xạ trị trong suốt quá trình điều trị để theo dõi được tình hình sức khỏe của mình cũng như có những chuẩn bị kịp thời cho mọi tác dụng phụ có thể xảy ra.

theo dõi quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân

8. Trong quá trình tiến hành xạ trị ung thư có cần cách ly không?

Việc cách ly bệnh nhân đang tiến hành điều trị ung thư bằng pháp liệu xạ trị phụ thuộc vào việc người đó đang được xạ trị theo phương pháp nào. Mỗi hình thức trị bệnh khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đối với những người xung quanh, do đó mà yêu cầu cách ly cũng khác nhau.

- Người điều trị bệnh theo phương pháp xạ trị ngoài không cần phải cách ly với những người xung quanh.

- Người được xạ trị trong (xạ trị áp sát), sử dụng các loại thuốc phóng xạ qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống có thể phát tia phóng xạ, do đó cần được cách ly trong suốt quá trình điều trị. Những người này thường được điều trị trực tiếp tại bệnh viên, cho đến khi được đánh giá là an toàn mới có thể tiếp xúc với những người khác.

Đặc biệt, những bệnh nhân trong trường hợp này cần cách ly tuyệt đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Người trưởng thành bình thường khi đến thăm bệnh nhân ở nhóm này cần ngồi cách xa người bệnh tối thiểu 1,8m và trong khoảng thời gian tối đa là 30 phút.

9. Sau khi xạ trị ung thư, người bệnh có thể sống được bao lâu?

Hiệu quả điều trị, khả năng chữa khỏi và thời gian sống của người bệnh sau xạ trị ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Giai đoạn phát hiện và điều trị bệnh

- Tính chất và kích thước khối u

- Thể trạng và bệnh kèm theo của bệnh nhân

- Chế độ dinh dưỡng và tinh thần người bệnh

- Sự quan tâm động viên và chăm sóc từ người thân

Chính vì thế, bản thân phương pháp xạ trị không quyết định thời gian sống của người bệnh sau khi kết thúc điều trị, thay vào đó, giai đoạn người bệnh quyết định tiến hành phương pháp này cùng với chính sự cố gắng và bản lĩnh của người bệnh, sự phối hợp với bác sỹ và các chuyên gia, sự chăm sóc từ phía gia đình là những điều giúp người bệnh có thêm nhiều thời gian sống về sau.

Trường hợp bệnh được phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn đầu thì khả năng bệnh được chữa khỏi hoàn toàn khá cao, lên đến 97% ở ung thư da, 94% đối với ung thư buồng trứng, 93% với bệnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung, 90% ở ung thư đại trực tràng...

Đối với giai đoạn giữa khi tế bào ung thư đang tiến triển, tiên lượng sống dù thấp hơn nhưng vẫn có khả năng điều trị thành công. Càng ở các giai đoạn sau, thời gian sống của bệnh nhân sau điều trị sẽ càng giảm bớt.

10. Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư sau xạ trị

Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị là bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng  trực tiếp đến hiệu quả của cả quá trình và tình trạng hồi phục sức khỏe của người bệnh.

- Các vùng da tiếp xúc với tia phóng xạ trong quá trình điều trị cần được chăm sóc cẩn thận, sạch sẽ, hạn chế tối đã các kích thích về hóa học, vật lý, tránh ma sát, tránh các tác nhân quá nóng hoặc quá lạnh…

- Đối với pháp liệu xạ trị cục bộ như xạ trị thực quản thì sau khi điều trị, người bệnh cần ăn những loại thức ăn mềm; xạ trị trực tràng thì cần tìm cách hạn chế tối đa táo bón, rối loạn tiêu hóa...

- Bệnh nhân ung thư cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, ăn, ngủ và nghỉ ngơi hợp lý và khoa học để tăng cường sức đề kháng và phục hồi cơ thể một cách nhanh nhất.

chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị ung thư

11. Một số lưu ý trong quá trình điều trị ung thư với pháp liệu xạ trị

- Buổi xạ trị đầu tiên có thể kéo dài từ 2-3 tiếng, người bệnh mặc áo do bệnh viên cung cấp.

- Không cần cởi bỏ trang sức, đồng hồ, phụ kiện nói chung... nếu vị trị đeo không nằm trong vùng được xạ trị. Trường hợp bênh nhân bị ung thư ở đầu và cổ sẽ được mang mạng che cố định.

- Bệnh nhân sẽ được định vị vùng cần xạ trị. Các bác sỹ dùng hình ảnh mô phỏng bằng CT để định hình tia xạ trị, thao tác này giúp tia phóng xạ chỉ tác dụng lên khu vực cần điều trị.

- Trong quá trình điều trị, máy có thể gây tiếng ồn, tuy nhiên sẽ không gây đau đớn cho người bệnh. Bệnh nhân cần nằm yên trong suốt quá trình đảm bảo tia phóng xạ tác dụng lên đúng vị trí.

- Bác sỹ sẽ theo dõi và nói chuyện với người bệnh qua hệ thống truyền hình cáp liên lạc 2 chiều.

12. Chi phí xạ trị ung thư hiện nay

Pháp liệu xạ trị đối với bệnh nhân ung thư gây tốn kém nhiều tiền bạc. Không chỉ tốn kém về điều trị, người bệnh còn phải chi trả cho những khoản viện phí, thuốc, chi phí ăn uống, sinh hoạt, nằm viện (nếu cần thiết)…

chi phí xạ trị bệnh ung thư

12.1. Viện phí xạ trị ung thư

Thông thường mỗi bệnh viện sẽ cung cấp những dịch vụ tương ứng với số tiền mà người bệnh có thể chi trả. Những bệnh viện tự nhân có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, không gian rộng rãi, đầy đủ tiện nghi thì giá thành sẽ cao hơn.

Nhiều câu hỏi được đặt ra như: Giá một lần xạ trị là bao nhiêu? Cả quá trình xạ trị ung thư hết bao nhiêu tiền?

Cùng tham khảo bảng giá xạ trị của Bệnh viện Ung bướu dưới đây:

- Xạ trị áp sát xuất liều cao [vòm mũi họng, xoang mặt, khoang miệng, thực quản, khí phế quản]: 5.021.000 VNĐ;

- Xạ trị áp sát xuất liều cao [vị trí khác]: 3.163.000 VNĐ;

- Xạ trị bằng nguồn áp sát [vòm mũi họng, xoang mặt, khoang miệng, thực quản, khí phế quản]: 5.021.000 VNĐ;

- Xạ trị bằng nguồn áp sát [ vị trí khác] : 3.163.000 VNĐ.

Người bệnh nên lưu ý sử dụng Bảo hiểm y tế để có thể tiết kiệm chi phí xạ trị, giảm thiểu gánh nặng tài chính trong điều trị ung thư.

12.2. Thuốc trong xạ trị ung thư

Chi phí xạ trị ung thư còn bao gồm các loại thuốc cần sử dụng kết hợp trong cả quá trình xạ trị.

Sau khi tiến hành pháp liệu xạ trị, người bệnh có thể cần sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, giảm nguy cơ hình thành những tác dụng phụ.

12.3. Chi phí ăn uống sinh hoạt của bệnh nhân

Chi phí ăn uống sinh hoạt của bệnh nhân ung thư cũng là một vấn đề nan giải, đặc biệt là đối với những gia đình có điều kiện kinh tế hạn hẹp, xuất phát từ các địa phương kém phát triển, đời sống vật chất còn thiếu thốn.

Đối với những người bệnh từ quê lên thành phố chữa bệnh thì hầu hết mọi dịch vụ ăn uống đều phải yêu cầu từ bên ngoài, với chi phí từ 20.000 – 25.000 VNĐ cho một bữa cơm bình dân. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều tổ chức từ thiện đã thường xuyên đến các bệnh viện ung thư để cung cấp những bữa ăn sáng, trưa, tối miễn phí cho người bệnh và cả người nhà của họ.

12.4. Chi phí ăn uống sinh hoạt, phải nghỉ làm của người nhà bệnh nhân

Thông thường khi chăm sóc người bệnh xạ trị ung thư, thường có từ 1-2 người nhà bệnh nhân luôn túc trực tại bệnh viện. Chính điều này đã tạo ra thêm một áp lực kinh tế nữa cho những bệnh nhân ung thư, chưa kể đến việc người thân chăm sóc cũng phải nghỉ làm hằng ngày để tới bệnh viện.

13. Biện pháp giảm tác dụng phụ xạ trị, hỗ trợ điều trị ung thư

Xạ trị ung thư có thể ảnh hưởng đến các tế bào lành và khỏe mạnh có trong cơ thể, gây ra các tác dụng phụ của pháp liệu này khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống, ngủ nghỉ và phục hồi sau xạ trị.

Để làm giảm các triệu chứng này, ngoài nghỉ ngơi đúng cách, chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh có thể sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch như OKINAWA FUCOIDAN 180 VIÊN xuất xứ từ Nhật Bản, với chiết xuất tảo Mozuku - một thành phần từ lâu đã được biết đến rộng rãi với khả năng ngăn ngừa tế bào ung thư, kéo dài sự sống.

okinawa fucoidan

Tại Việt Nam, công ty TNHH PH Consumer (PTC) là đại diện chính thức phân phối các sản phẩm chính hãng của Kanehide Nhật Bản. Tất các các sản phẩm Okinawa Fucoidan không phải do công ty PTC phân phối, không có tem của PTC đều là sản phẩm không rõ nguồn gốc và công ty PTC sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu khách hàng gặp vấn đề do sử dụng sản phẩm Okinawa Fucoidan không chính hãng.

Xem thêm chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY