NỘI DUNG

I. Có mấy cách điều trị ung thư vú?

1. Ung thư vú là gì?

2. Các biện pháp điều trị bệnh ung thư vú

2.1. Phẫu thuật

2.2. Phẫu thuật tạo hình tuyến vú

2.3. Hóa chất

2.4. Điều trị đích

2.5. Điều trị nội tiết

2.6. Điều trị miễn dịch

2.7. Xạ trị

II. Xạ trị ung thư vú có hiệu quả không?

1. Xạ trị ung thư vú là gì?

2. Xạ trị ung thư vú có ưu điểm gì?

3. Khi nào nên tiến hành xạ trị ung thư vú?

3.1. Xạ trị sau phẫu thuật

3.2. Xạ trị kết hợp hóa trị

3.3. Ung thư tiến triển

3.4. Xạ trị trước khi phẫu thuật

3.5. Các yếu tố được xem xét trước khi tiến hành xạ trị ung thư vú

4. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú

4.1. Tác dụng phụ ngắn hạn

4.2. Tác dụng phụ dài hạn

4.3. Một số tác dụng phụ khác hiếm gặp

5. Các cách “đối phó” với các tác dụng phụ sau xạ trị ung thư vú

III. Okinawa Fucoidan – hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư hiệu quả

 

ung thư vú

I. Có mấy cách điều trị ung thư vú?

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 2 triệu người mắc mới và 600 000 người tử vong vì căn bệnh này.

Theo thống kê của GLOBOCAN, trong năm 2018 Việt Nam ghi nhận 15 000 người mắc ung thư vú mới, chiếm tỷ lệ 9,2% trong tổng số tất cả các loại ung thư, trong đó có tới 6 000 ca tử vong. Đây thực sự là một con số đáng lo ngại, nhất là đối với các chị em phụ nữ.

1. Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển vượt quá tầm kiểm soát, tạo ra các khối u ác tính có khả năng lây lan và di căn đi xa tới các bộ phận khác trong cơ thể.

Thông thường, các tuyến vú được sinh ra và mất đi theo một chu trình đã được thiết lập từ trước. Ở cơ thể khỏe mạnh bình thường, cơ chế này diễn ra theo đúng quy trình, giúp số lượng tế bào tuyến vú duy trì trong cơ thể với số lượng vừa đủ.

Khi đột biến gen xảy ra, hội tụ đủ các điều kiện đặc biệt để vượt qua được hệ thống kiểm soát miễn dịch của cơ thể, tế bào tuyến vú sẽ được sinh ra liên tục và mất kiểm soát, dẫn đến lượng tế bào sinh ra và chết đi không được cân bằng. Các tế bào thừa hình thành nên các khối u, bao gồm rất nhiều các tế bào không bình thường. Những tế bào này có khả năng xâm lấn vào mạch máu, mạch bạch huyết xung quanh và di chuyển đến nhiều bộ phận khác nhau, tạo ra các khối di căn.

Ung thư vú là gì?

2. Các biện pháp điều trị bệnh ung thư vú

Ung thư vú được xem là một trong những căn bệnh ung thư có nhiều phương pháp điều trị nhất, và có thể phối hợp nhiều phương pháp với nhau để cùng điều trị bệnh tùy theo tình trạng người bệnh và giai đoạn tiển triển của tế bào ung thư.

Các phương pháp điều trị ung thư vú bao gồm:

2.1. Phẫu thuật

Nhằm mục đích loại bỏ khối u ung thư tại vú, trong hầu hết các trường hợp là vét hạch hố nách.

Các bác sỹ sẽ xem xét trước khi đưa ra chỉ định phẫu thuật bảo tồn (chỉ cắt một phần tuyến vú có khối u) hoặc phẫu thuật triệt căn (cắt hết toàn bộ tuyến vú). Vét hạch nách thường là một phần của điều trị phẫu thuật ung thư vú để lấy bỏ những hạch ở dưới hố nách. Tuy nhiên nếu xét nghiệm thấy tế bào ung thư chưa lan đến hạch cửa thì không cần thiết phải vét hạch nách.

Phẫu thuật

2.2. Phẫu thuật tạo hình tuyến vú

Trong trường hợp người bệnh có nhu cầu muốn tạo hình thẩm mỹ lại tuyến vú sau khi phẫu thuật điều trị ung thư vú, thì cần phải trao đổi với bác sỹ chịu trách nhiệm phẫu thuật để xem tình trạng bệnh có cho phép hay không, từ đó lựa chọng được phương pháp tạo hình phù hợp nhất.

Hiện nay có một số lựa chọn để tái tạo hình dáng phần vú sau khi mổ, đó là đặt túi ngực, tái tạo tuyến vú bằng vạt da tự thân, phẫu thuật tạo hình quầng vú và núm vú.

2.3. Hóa chất

Điều trị bằng hóa chất là phương pháp điều trị cơ bản trong ung thư vú, được áp dụng nhiều ở cả giai đoạn sớm và giai đoạn di căn.

Điều trị hóa chất sau phẫu thuật nhằm giảm nguy cơ tế bào gây bệnh tái phát, là một phần của điều trị triệt căn ung thư vú.

Trong những trường hợp khối u ung thư lớn hoặc hạch nách dính không thể phẫu thuật được ngay, điều trị bằng hóa chất trước khi mổ nhằm giảm kích thước khối u, tạo thuận lợi và khả năng thành công cao hơn khi phẫu thuật.

Trường hợp tế bào ung thư vú đã di căn, điều trị bằng hóa chất sẽ giúp làm chậm quá trình tiến triển của khối u, cải thiện các triệu chứng bệnh.

2.4. Điều trị đích

Còn gọi là điều trị nhắm đích, thường được áp dụng ở một số bệnh nhân ung thư vú có bộc lộ thụ thể HER2, được kết hợp cùng với điều trị hóa chất.

Các thuốc nhắm đích quan trọng hiện nay là trastuzumab, pertuzumab, lapatinib và TDM-1. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng cần điều trị đích, ngoài ra chi phí cho phương pháp này cũng khá cao so với khả năng tài chính của phần lớn người mắc bệnh ung thư tại Việt Nam.

2.5. Điều trị nội tiết

Các thuốc nội tiết, theo nhiều cơ chế khác nhau, giúp estrogen không gắn được với thụ thể của nó trên tế bào gây ung thư, giúp làm cho tế bào này không thể phát triển được.

Các thuốc nội tiết phổ biến hiện tại là tamoxifen, các thuốc ức chế enzyme aromatase (letrozole, anastrozole, exemestane) và fulvestrant.

Một số loại thuốc mới gần đây như kháng CDK4/6, kháng PIK3, thuốc ức chế mTOR…khi được kết hợp với thuốc nội tiết có thể gia tăng hiệu quả điều trị.

2.6. Điều trị miễn dịch

Các nghiên cứu về thuốc miễn dịch trong ung thư vú thường được thực hiện trong nhóm nguy cơ cao như nhóm bộ ba âm tính.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc phối hợp atezolizumab với hóa chất ở bệnh nhân ung thư vú bộ ba âm tính (triple negative) đã di căn, giúp cải thiện hiệu quả điều trị hơn so với phương pháp chỉ dùng hóa chất đơn thuần.

2.7. Xạ trị

xạ trị

Là phương pháp dùng tia phóng xạ mang mức năng lượng cao để tiêu diệt tế bào gây ung thư. Mục đích của xạ trị ung thư vú giai đoạn sớm là làm giảm nguy cơ tái phát tại vú và các vùng lân cận, và là một phần của điều trị triệt căn ung thư vú. Đối với ung thư vú giai đoạn muộn, xạ trị giúp giảm triệu chứng như đau do chèn ép, do di căn xương.

Phương pháp xạ trị ung thư vú cũng có thể được kết hợp với phương pháp phẫu thuật hoặc hóa trị, nhằm tăng hiệu quả trị bệnh. Đây là một trong những phương pháp điều trị phổ biến được sử dụng trong nhiều bệnh ung thư khác nhau.

II. Xạ trị ung thư vú có hiệu quả không?

1. Xạ trị ung thư vú là gì?

Xạ trị ung thư vú là gì?

Xạ trị ung thư vú là phương pháp sử dụng các chùm tia có năng lượng cao hoặc sóng điện tử tần suất cao (tia X-quang, tia Gamma, tia proton…) để phá hủy cấu trúc khối u, tiêu diệt các tế bào ác tính, ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư mới.

Xạ trị ung thư có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với phương pháp phẫu thuật hoặc hóa trị trong phác đồ điều trị bệnh tùy thuộc vào tình trạng bênh nhân.

2. Xạ trị ung thư vú có ưu điểm gì?

Xạ trị là một trong các phương pháp điều trị ung thư hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Công dụng của xạ trị rất lớn, có thể làm giảm nguy cơ tái phát các tế bào gây ung thư vú từ 35% còn 5-10%.

Xạ trị ung thư vú có ưu điểm gì?

Phương pháp xạ trị ung thư vú có thể được tiến hành theo 2 cách sau:

- Xạ trị ngoài:

Kéo dài từ 5 – 7 tuần và 5 ngày/tuần.

Trường hợp xạ trị vú tăng tốc thì chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 3 tuần.

- Xạ trị trong:

Có thể kéo dài từ vài giờ cho tới 7 ngày, giúp tiêu diệt các khối u ung thư và ít để lại tác dụng phụ.

3. Khi nào nên tiến hành xạ trị ung thư vú?

Tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân và giai đoạn tiến triển của các tế bào ung thư mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định xạ trị cụ thể, và mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị bệnh khác nhau.

3.1. Xạ trị sau phẫu thuật

- Giúp làm giảm nguy cơ ung thư tái phát: loại bỏ các tế bào ác tính còn sót lại ở vú. Nếu bệnh nhân đã cắt bỏ một phần vú, bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị đối với các mô vú còn lại.

- Nếu người bệnh cắt bỏ toàn bộ vú mà ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết dưới cánh tay thì sẽ được xạ trị vùng thành ngực.

3.2. Xạ trị kết hợp hóa trị

Việc lựa chọn xạ trị tiến hành trước, hóa trị áp dụng sau hay ngược lại hoặc kết hợp 2 phương pháp song song cùng lúc sẽ tùy thuộc vào phác đồ điều trị phù hợp nhất với thể trạng của người bệnh.

3.3. Ung thư tiến triển

Là cách điều trị giảm nhẹ, kiểm soát bệnh chưa được điều trị ở vú trước đó, giúp làm hạn chế các triệu chứng của bệnh ung thư như đau, chèn ép tủy sống hoặc các khối u do ung thư xâm lấn, ung thư vú thứ phát…

3.4. Xạ trị trước khi phẫu thuật

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp xạ trị để giảm kích thước khối u ung thư trước khi phẫu thuật.

3.5. Các yếu tố được xem xét trước khi tiến hành xạ trị ung thư vú

- Kích thước khối u ban đầu

- Số lượng hạch nách di căn

- Thể mô bệnh học

- Độ mô học

- Tình trạng thụ thể nội tiết

- Tình trạng thụ thể yếu tố phát triển biểu bì người số 2 (HER2- human epidermal growth factor receptor)

- Tuổi bệnh nhân

4. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú

4.1. Tác dụng phụ ngắn hạn

- Thời gian đầu sau một vài lần xạ trị: Vùng da trên vú bắt đầu chuyển sang màu hồng và trở nên vô cùng nhạy cảm. Sau đó sạm da, có thể giống như bị cháy nắng, cảm giác rát ngứa, bong tróc, phồng rộp... Sau đó da sẽ bắt đầu có cảm giác đau đớn, nhức. Triệu chứng này sẽ hết dần trong những đợt xạ trị cuối cùng theo phác đồ điều trị.

- Sau khi xạ trị được 4 – 5 tuần: Trường hợp người bệnh được chiếu xạ dưới cánh tay sẽ dẫn tới rụng lông dưới cánh tay, ít đổ mồ hôi, da khô và bong tróc vảy.

– Tác dụng ngắn hạn phổ biến nhất là cảm giác mệt mỏi, chán ăn, căng thẳng, đau đầu, viêm dạ dày, viêm ruột, thực quản, tiêu chảy… Tình trạng này có thể kéo dài cho tới tuần cuối xạ trị.

4.2. Tác dụng phụ dài hạn

- Tăng hay giảm sắc tố vùng da xạm mất nhiều thời gian để khỏi. Da có thể dày hơn, sần sùi hơn.

- Giãn mao mạch, rụng tóc vĩnh viễn.

- Viêm loét vùng da trên ngực lâu dài, khó khỏi.

- Teo vùng da xạ, xơ hóa vú, phù khu trú.

- Mất nhiều thời gian đánh dấu khu xạ trị trong buổi xạ trị đầu tiên, có thể bạn sẽ bị xăm vùng da xạ trị vĩnh viễn.

- Tổn thương dây thần kinh, gây tê và đau nhức, ảnh hưởng lâu dài tới việc phục hồi thương tổn, làm giảm khả năng cho con bú của nữ giới.

Tác dụng phụ dài hạn

4.3. Một số tác dụng phụ khác hiếm gặp

- Xương sườn bị gãy do bị suy yếu

- Mô phổi bị viêm

- Tổn thương tim khi bức xạ bên trái ngực

- Ung thư thứ phát bởi bức xạ

5. Các cách “đối phó” với các tác dụng phụ sau xạ trị ung thư vú

- Mặc quần áo rộng nếu vùng da được xạ trị đang bị kích ứng, tổn thường. Nên sử dụng loại áo ngực không gọng.

- Lựa chọn loại sữa tắm phù hợp, nghe theo lời khuyên của các chuyên gia y tế trong vấn đề này. Có thể sử dụng thêm một số sản phẩm như thuốc mỡ, kem bôi…

- Hạn chế tối đa việc chà xát, gãi, không chườm nước đá hay miếng đắp nóng lên vùng điều trị.

- Thiết lập kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý, chống mệt mỏi, duy trì tinh thần thoải mái để cơ thể có thể phục hồi nhanh hơn.

- Cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết để tự phục hồi.

III. Okinawa Fucoidan – hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư hiệu quả

Một trong những loại sản phẩm có khả năng hỗ trợ tốt mà bệnh nhân ung thư giáp có thể tham khảo là OKINAWA FUCOIDAN xuất xứ từ Nhật Bản, với chiết xuất với chiết xuất tảo Mozuku - một thành phần từ lâu đã được biết đến rộng rãi với khả năng ngăn ngừa tế bào ung thư, kéo dài sự sống.

Tại Việt Nam, công ty TNHH PH Consumer (PTC) là đại diện chính thức phân phối các sản phẩm chính hãng của Kanehide Nhật Bản. Tất các các sản phẩm Okinawa Fucoidan không phải do công ty PTC phân phối, không có tem của PTC đều là sản phẩm không rõ nguồn gốc và công ty PTC sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu khách hàng gặp vấn đề do sử dụng sản phẩm Okinawa Fucoidan không chính hãng.

Okinawa Fucoidan

Xem thêm chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY